Các loại điện toán đám mây

Công nghệ điện toán đám mây đang đem đến cho các nhà phát triển và bộ phận CNTT khả năng tập trung vào những điều quan trọng nhất và tránh các công việc vô hình như thu mua, bảo trì và hoạch định công suất. Với công nghệ điện toán đám mây ngày càng trở nên phổ biến, nhiều mô hình và chiến lược triển khai khác nhau đã xuất hiện giúp đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Mỗi loại dịch vụ đám mây và phương pháp triển khai đều đem đến cho bạn nhiều mức độ kiểm soát, độ linh hoạt và khả năng quản lý khác nhau. Việc nắm bắt sự khác biệt giữa Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ, Nền tảng dưới dạng dịch vụ và Phần mềm dưới dạng dịch vụ cũng như các chiến lược triển khai mà bạn có thể sử dụng sẽ giúp bạn quyết định xem bộ dịch vụ nào phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.

Mô hình điện toán đám mây

Có ba mô hình chính dành cho điện toán đám mây. Mỗi mô hình đại diện cho các phần khác nhau của cụm điện toán đám mây.

Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS)

Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ, đôi khi được viết tắt là IaaS, bao gồm các khối dựng cơ bản dành cho nền tảng CNTT đám mây và thường cung cấp quyền truy cập các tính năng mạng, máy tính (phần cứng ảo hoặc trên phần cứng chuyên dụng) và dung lượng lưu trữ dữ liệu. Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ sẽ đem đến cho bạn mức độ linh hoạt cũng như khả năng kiểm soát quản lý tài nguyên CNTT cao nhất và gần giống nhất với các tài nguyên CNTT hiện hữu quen thuộc với nhiều bộ phận CNTT và nhà phát triển hiện nay.

Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS)

Nền tảng dưới dạng dịch vụ giúp bạn không cần quản lý cơ sở hạ tầng ngầm của tổ chức (thường là phần cứng và hệ điều hành) và cho phép bạn tập trung vào công tác triển khai cũng như quản lý các ứng dụng của mình. Điều này giúp bạn làm việc hiệu quả hơn do bạn không cần phải lo lắng về việc thu mua tài nguyên, hoạch định dung lượng, bảo trì phần mềm, vá lỗi hay bất kỳ công việc nặng nhọc nào khác có liên quan đến việc vận hành ứng dụng.

Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS)

Phần mềm dưới dạng dịch vụ sẽ cung cấp cho bạn sản phẩm hoàn chỉnh được nhà cung cấp dịch vụ vận hành và quản lý. Trong hầu hết trường hợp, khi nhắc đến "Phần mềm dưới dạng dịch vụ", mọi người thường nghĩ đến ứng dụng dành cho người dùng cuối. Với sản phẩm SaaS, bạn sẽ không phải để tâm đến chuyện bảo trì dịch vụ hay quản lý cơ sở hạ tầng cơ bản, mà bạn chỉ cần tính xem sẽ sử dụng phần mềm cụ thể đó như thế nào. Một ví dụ thường thấy của ứng dụng SaaS là email trên nền tảng web: bạn có thể gửi và nhận email mà không phải quản lý việc bổ sung tính năng vào sản phẩm email hay bảo trì máy chủ và hệ điều hành dùng cho chương trình email.

Mô hình triển khai điện toán đám mây

Đám mây

Ứng dụng trên nền tảng đám mây được triển khai đầy đủ trên đám mây và tất cả các bộ phận của ứng dụng đều chạy trên đám mây. Các ứng dụng trên đám mây được tạo trên đám mây hoặc đã được di chuyển lên đám mây từ cơ sở hạ tầng hiện hữu để tận dụng lợi ích của điện toán đám mây. Ứng dụng trên nền tảng đám mây có thể được xây dựng trên các bộ phận cơ sở hạ tầng cấp thấp hoặc có thể sử dụng các dịch vụ cấp cao hơn giúp loại bỏ các yêu cầu quản lý, thiết kế kiến trúc và thay đổi quy mô của cơ sở hạ tầng cốt lõi của ứng dụng.

Lai

Triển khai theo hình thức lai là một cách để kết nối các cơ sở hạ tầng và ứng dụng giữa các tài nguyên trên nền tảng đám mây và các tài nguyên hiện hữu không nằm trên đám mây. Phương pháp triển khai lai phổ biến nhất là giữa cơ sở hạ tầng hiện hữu tại chỗ và trên đám mây để mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng của tổ chức lên đám mây trong khi vẫn duy trì kết nối các tài nguyên đám mây với hệ thống nội bộ. Để biết thêm thông tin về cách AWS có thể trợ giúp bạn trong việc triển khai lai, vui lòng truy cập trang kiến trúc lai của chúng tôi.

Tại chỗ

Việc triển khai tài nguyên tại chỗ, bằng các công cụ ảo hóa và quản lý tài nguyên, đôi khi còn được gọi là "đám mây riêng". Việc triển khai tại chỗ không đem đến nhiều lợi ích của điện toán đám mây nhưng đôi khi được chọn vì khả năng cung cấp tài nguyên chuyên dụng. Trong hầu hết trường hợp, mô hình triển khai này vừa tương tự như cơ sở hạ tầng CNTT kế thừa vừa sử dụng các công nghệ ảo hóa và quản lý ứng dụng để thử và tăng khả năng tận dụng tài nguyên.

Bước tiếp theo

Bạn đã sẵn sàng để thực hiện bước tiếp theo chưa? AWS có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về AWS, tìm giải pháp thích hợp cho nhu cầu của bạn hoặc kết nối bạn với nhân viên bán hàng AWS để giúp bạn tìm được giải pháp thích hợp.

Tìm hiểu thêm về AWS

Amazon Web Services cung cấp bộ dịch vụ đám mây rộng lớn nhất trên toàn thế giới. Để tìm hiểu thêm về lợi ích của việc triển khai ứng dụng tiếp theo của bạn với AWS, hãy truy cập trang AWS là gì của chúng tôi.

Khám phá giải pháp AWS

Với các giải pháp và dịch vụ dành cho CNTT, DevOps và nhà phát triển, AWS sở hữu nền tảng đa dạng sẽ giúp bạn hoàn thành dự án tiếp theo của mình. Để tìm hiểu thêm về các giải pháp và dịch vụ mà đám mây AWS cung cấp, hãy truy cập trang Giải pháp AWS.

Liên hệ nhân viên bán hàng

Bạn đã sẵn sàng trò chuyện với đại diện của AWS chưa? Hãy điền đầy đủ biểu mẫu liên hệ chúng tôi và nhân viên bán hàng AWS đã qua đào tạo sẽ gọi điện thoại cho bạn để thảo luận về nhu cầu của bạn cũng như cách AWS có thể giúp bạn đưa dự án tiếp theo của mình lên nền tảng đám mây.