Quy trình dữ liệu là gì?

Quy trình dữ liệu bao gồm một chuỗi các bước xử lý để chuẩn bị dữ liệu của doanh nghiệp cho hoạt động phân tích. Các tổ chức có khối lượng dữ liệu đồ sộ từ nhiều nguồn khác nhau như ứng dụng, thiết bị kết nối Internet vạn vật (IoT) và các kênh kỹ thuật số khác. Tuy nhiên, dữ liệu thô sẽ chưa có giá trị sử dụng. Để phục vụ cho trí tuệ doanh nghiệp, dữ liệu thô cần phải được di chuyển, phân loại, sàng lọc, tái định dạng và phân tích. Một quy trình dữ liệu tích hợp nhiều công nghệ khác nhau để xác minh, tóm tắt và tìm ra các mẫu trong dữ liệu để hình thành các quyết định kinh doanh. Các quy trình dữ liệu được tổ chức tốt sẽ hỗ trợ các dự án dữ liệu lớn khác nhau, chẳng hạn như trực quan hóa dữ liệu, phân tích dữ liệu thăm dò và các tác vụ máy học.

Lợi ích của quy trình dữ liệu là gì?

Quy trình dữ liệu cho phép bạn tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn và biến đổi dữ liệu để phân tích, cũng như giúp loại bỏ các lô cốt dữ liệu và làm cho kết quả phân tích dữ liệu trở nên chính xác và đáng tin cậy hơn. Sau đây là một số lợi ích của quy trình dữ liệu.

Cải thiện chất lượng dữ liệu

Quy trình dữ liệu dọn dẹp và tinh chế dữ liệu thô, nhờ đó tăng cường sự hữu ích của dữ liệu cho người dùng cuối. Thông qua quy trình dữ liệu, các định dạng như ngày và số điện thoại sẽ được chuẩn hóa trong khi kiểm tra lỗi đầu vào. Quy trình dữ liệu cũng loại bỏ tình trạng dư thừa và đảm bảo chất lượng dữ liệu nhất quán trên toàn tổ chức.

Xử lý dữ liệu hiệu quả

Các kỹ sư dữ liệu phải thực hiện nhiều công việc lặp đi lặp lại trong quá trình biến đổi và tải dữ liệu. Với quy trình dữ liệu, họ có thể tự động hóa công việc biến đổi dữ liệu và tập trung tìm ra những thông tin chuyên sâu hữu ích nhất cho doanh nghiệp. Quy trình dữ liệu cũng giúp các kỹ sư dữ liệu xử lý dữ liệu thô nhanh chóng hơn trước khi chúng mất dần giá trị theo thời gian.

Tích hợp dữ liệu toàn diện

Quy trình dữ liệu khai thác các chức năng biến đổi dữ liệu để tích hợp tập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Quy trình dữ liệu có thể kiểm tra chéo các giá trị của cùng một dữ liệu thuộc nhiều nguồn khác nhau và sửa những điểm thiếu nhất quán. Ví dụ: giả sử một người khách mua hàng cả trên nền tảng thương mại điện tử và dịch vụ kỹ thuật số của bạn. Tuy nhiên, người đó nhập tên sai chính tả trên dịch vụ kỹ thuật số. Quy trình có thể sửa chi tiết thiếu nhất quán này trước khi gửi dữ liệu đi phân tích.

Quy trình dữ liệu hoạt động như thế nào?

Cũng giống như đường ống nước dẫn nước từ hồ chứa đến vòi nước nhà bạn, quy trình dữ liệu sẽ di chuyển dữ liệu từ điểm thu thập đến nơi lưu trữ. Quy trình dữ liệu trích xuất dữ liệu từ nguồn, thực hiện các thay đổi, sau đó lưu dữ liệu vào một đích cụ thể. Phần bên dưới trình bày những thành phần tối quan trọng trong kiến trúc của quy trình dữ liệu.

Nguồn dữ liệu

Nguồn dữ liệu có thể là ứng dụng, thiết bị hoặc một cơ sở dữ liệu khác. Dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau có thể được đẩy vào quy trình. Quy trình cũng có thể trích xuất các điểm dữ liệu bằng lệnh gọi API, webhook hoặc quá trình sao chép dữ liệu. Bạn có thể đồng bộ hóa quá trình trích xuất dữ liệu để xử lý trong thời gian thực hoặc thu thập dữ liệu từ nguồn dữ liệu vào những khoảng thời gian đã lên lịch.

Quá trình chuyển đổi

Khi trải qua quy trình, dữ liệu thô sẽ thay đổi để trở nên hữu ích hơn cho trí tuệ doanh nghiệp. Quá trình chuyển đổi bao gồm những thao tác làm thay đổi dữ liệu, chẳng hạn như sắp xếp, tái định dạng, khử trùng lặp, xác minh và xác thực. Quy trình của bạn có thể lọc, tổng hợp hoặc xử lý dữ liệu để đáp ứng các yêu cầu phân tích.

Phần phụ thuộc

Do các thay đổi diễn ra theo tuần tự, một số phần phụ thuộc cụ thể có thể tồn tại, làm giảm tốc độ di chuyển của dữ liệu trong quy trình. Có 2 loại phần phụ thuộc chính, đó là kỹ thuật và nghiệp vụ. Ví dụ: nếu quy trình phải chờ hàng đợi tập trung đầy mới tiếp tục, đó là phần phụ thuộc về mặt kỹ thuật. Ngược lại, nếu quy trình phải tạm dừng cho đến khi đơn vị kinh doanh khác xác minh chéo dữ liệu, đó là phần phụ thuộc về mặt nghiệp vụ.

Đích

Điểm cuối của quy trình dữ liệu có thể là kho dữ liệu, hồ dữ liệu hoặc một ứng dụng phân tích dữ liệu/nghiệp vụ thông minh khác. Đôi khi, đích còn được gọi là bồn dữ liệu.

Có những loại quy trình dữ liệu nào?

Quy trình dữ liệu có 2 loại chính, đó là quy trình xử lý theo luồng và quy trình xử lý theo lô.

Quy trình xử lý theo luồng

Luồng dữ liệu là một chuỗi liên tục, tăng dần gồm các gói dữ liệu kích thước nhỏ. Luồng này thường biểu diễn một loạt các sự kiện xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: luồng dữ liệu có thể cho biết dữ liệu cảm biến chứa số liệu đo lường trong một giờ qua. Một hành động đơn lẻ, chẳng hạn như giao dịch tài chính, cũng có thể được gọi là một sự kiện. Quy trình theo luồng sẽ xử lý một loạt các sự kiện để phân tích trong thời gian thực.

Dữ liệu theo luồng phải có độ trễ thấp và khả năng chịu lỗi cao. Quy trình dữ liệu của bạn phải xử lý được dữ liệu kể cả nếu gói dữ liệu bị mất hoặc thay đổi thứ tự so với dự kiến.

Quy trình xử lý theo lô

Quy trình dữ liệu xử lý theo lô sẽ xử lý và lưu trữ dữ liệu trong các ổ đĩa hoặc lô lớn. Những quy trình này phù hợp với các công việc khối lượng lớn, không thường xuyên, chẳng hạn như kế toán hàng tháng.

Quy trình dữ liệu chứa một loạt các lệnh có tuần tự, mỗi lệnh chạy trên toàn bộ lô dữ liệu. Quy trình dữ liệu lấy đầu ra của lệnh này làm đầu vào của lệnh tiếp theo. Sau khi đã biến đổi xong tất cả dữ liệu, quy trình sẽ tải toàn bộ lô vào kho dữ liệu đám mây hoặc kho chứa dữ liệu khác tương tự.

Tìm hiểu về xử lý theo lô »

Sự khác nhau giữa quy trình dữ liệu theo lô và theo luồng

Quy trình xử lý theo lô chạy không thường xuyên và thường chạy vào giờ thấp điểm. Quy trình này yêu cầu công suất điện toán cao trong khoảng thời gian ngắn khi chạy. Ngược lại, quy trình xử lý theo luồng chạy liên tục nhưng yêu cầu công suất điện toán thấp. Thay vào đó, quy trình loại này cần kết nối mạng ổn định, độ trễ thấp.

Đâu là sự khác nhau giữa quy trình dữ liệu và quy trình ETL?

Quy trình trích xuất, chuyển đổi và tải (ETL) là loại quy trình dữ liệu đặc biệt. Các công cụ ETL trích xuất hoặc sao chép dữ liệu thô từ nhiều nguồn, sau đó lưu trữ dữ liệu tại một nơi tạm thời gọi là khu vực lưu đệm. Các công cụ này chuyển đổi dữ liệu tại khu vực lưu đệm rồi tải vào kho hoặc hồ dữ liệu.

Không phải quy trình nào cũng tuân theo tuần tự ETL. Một số quy trình có thể trích xuất dữ liệu từ một nguồn, sau đó tải dữ liệu vào một nơi khác mà không qua quá trình chuyển đổi. Một số quy trình dữ liệu khác tuân theo tuần tự trích xuất, tải và chuyển đổi (ELT), khi mà chúng trích xuất và tải dữ liệu phi cấu trúc trực tiếp vào hồ dữ liệu. Sau khi chuyển thông tin sang kho dữ liệu đám mây, chúng bắt đầu thực hiện các thay đổi.

Tìm hiểu về ETL »

AWS có thể hỗ trợ các yêu cầu về quy trình dữ liệu của bạn như thế nào?

Quy trình dữ liệu của AWS là dịch vụ web giúp bạn xử lý và di chuyển dữ liệu một cách ổn định vào những khoảng thời gian cụ thể. Dữ liệu của bạn có thể di chuyển giữa các dịch vụ lưu trữ và điện toán khác nhau của AWS, cũng như giữa các nguồn dữ liệu trên hệ thống tại chỗ. Với Quy trình dữ liệu, bạn có thể thường xuyên truy cập dữ liệu tại nơi lưu trữ, chuyển đổi và xử lý dữ liệu trên quy mô lớn, cũng như truyền kết quả sang các dịch vụ AWS khác. Dịch vụ này mang đến cho bạn những lợi ích của việc phân tích dữ liệu trong thời gian thực và các chức năng quản lý dữ liệu hữu ích khác.

Sau đây là một số điều bạn có thể làm với Quy trình dữ liệu:

  • Dễ dàng tạo các khối lượng công việc xử lý dữ liệu phức tạp có khả năng chịu lỗi, mức độ sẵn sàng cao và có khả năng lặp lại
  • Đảm bảo sự sẵn sàng của tài nguyên và quản lý hiệu quả các phần phụ thuộc liên tác vụ
  • Tạo hệ thống cảnh báo lỗi hoặc tự động thử lại khi có lỗi tạm thời
  • Di chuyển và xử lý dữ liệu mà trước đây bị khóa trong các lô cốt dữ liệu tại chỗ

Bắt đầu với quy trình dữ liệu trên AWS bằng cách tạo tài khoản miễn phí ngay hôm nay.

Các bước tiếp theo trong Quy trình dữ liệu

Tham khảo các tài nguyên bổ sung liên quan đến sản phẩm
Xem các Dịch vụ phân tích 
Đăng ký tài khoản miễn phí

Nhận ngay quyền sử dụng Bậc miễn phí của AWS.

Đăng ký 
Bắt đầu xây dựng trong bảng điều khiển

Bắt đầu xây dựng trong AWS Management Console.

Đăng nhập