Tổ chức lời nhắc là gì?

Tổ chức lời nhắc là quá trình bạn hướng dẫn các giải pháp trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI tạo sinh) tạo ra các kết quả đầu ra mong muốn. Dù AI tạo sinh cố gắng bắt chước con người, nó vẫn cần đến các hướng dẫn chi tiết để tạo ra đầu ra chất lượng cao và có liên quan. Trong tổ chức lời nhắc, bạn chọn các định dạng, cụm từ, từ và ký hiệu phù hợp nhất để hướng dẫn AI tương tác với người dùng của bạn một cách có ý nghĩa hơn. Các kỹ sư lời nhắc sử dụng sự sáng tạo và cải tiến qua mỗi sai lầm để tạo ra một bộ sưu tập các văn bản đầu vào, nhờ vậy mà AI tạo sinh của ứng dụng hoạt động như mong đợi.

Lời nhắc là gì?

Lời nhắc là một văn bản ngôn ngữ tự nhiên yêu cầu AI tạo sinh thực hiện một tác vụ cụ thể. AI tạo sinh là một giải pháp trí tuệ nhân tạo có khả năng tạo ra nội dung mới như câu chuyện, cuộc trò chuyện, video, hình ảnh và âm nhạc. Hỗ trợ cho AI tạo sinh là các mô hình máy học (ML) rất lớn sử dụng các mạng nơ-ron sâu đã được đào tạo trước trên một lượng lớn dữ liệu.

Các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) rất linh hoạt và có thể thực hiện nhiều tác vụ khác nhau. Ví dụ: các mô hình này có thể tóm tắt tài liệu, hoàn thành câu, trả lời câu hỏi và dịch ngôn ngữ. Với dữ liệu đầu vào cụ thể của người dùng, các mô hình này hoạt động bằng cách dự đoán kết quả đầu ra tốt nhất mà chúng xác định từ quá trình đào tạo trước đây.

Tuy nhiên, vì chúng không có giới hạn kết thúc nên người dùng có thể tương tác với các giải pháp AI tạo sinh thông qua vô số kết hợp dữ liệu đầu vào. Các mô hình ngôn ngữ AI rất mạnh mẽ và không đòi hỏi nhiều để bắt đầu tạo nội dung. Ngay cả một từ duy nhất cũng đủ để hệ thống tạo ra một phản hồi chi tiết.

Dù là như vậy nhưng không phải mọi dữ liệu đầu vào đều có thể tạo được kết quả đầu ra hữu ích. Các hệ thống AI tạo sinh yêu cầu ngữ cảnh và thông tin chi tiết để tạo ra các phản hồi chính xác và phù hợp. Khi bạn thiết kế lời nhắc một cách có hệ thống, bạn sẽ nhận được nội dung đầu ra có ý nghĩa và hữu dụng hơn. Trong khi thiết kế lời nhắc, bạn liên tục điều chỉnh lời nhắc cho đến khi bạn nhận được kết quả mong muốn từ hệ thống AI.

Tìm hiểu về AI tạo sinh »

Tại sao tổ chức lời nhắc lại quan trọng?

Các tác vụ tổ chức lời nhắc đã tăng lên đáng kể từ khi AI tạo sinh ra mắt. Các kỹ sư lời nhắc thu hẹp khoảng cách giữa người dùng cuối của bạn và mô hình ngôn ngữ lớn. Họ xác định các tập lệnh và mẫu mà người dùng của bạn có thể tùy chỉnh và hoàn tất để có được kết quả tốt nhất từ các mô hình ngôn ngữ. Các kỹ sư này thử nghiệm với các loại đầu vào khác nhau để xây dựng một thư viện lời nhắc mà các nhà phát triển ứng dụng có thể sử dụng lại trong các tình huống khác nhau.

Tổ chức lời nhắc giúp các ứng dụng AI trở nên hiệu quả và có hiệu suất cao hơn. Các nhà phát triển ứng dụng thường tóm lược đầu vào có kết thúc mở của người dùng bên trong một lời nhắc trước khi chuyển đầu vào đó sang mô hình AI.

Ví dụ: hãy xem xét các chatbot AI. Người dùng có thể nhập một phát biểu vấn đề không hoàn chỉnh như "Mua áo sơ mi ở đâu". Bên trong, mã của ứng dụng sử dụng lời nhắc được tổ chức cho biết: "Bạn là trợ lý kinh doanh cho một công ty quần áo. Một người dùng ở Alabama, Hoa Kỳ đang hỏi bạn mua áo sơ mi ở đâu. Hãy phản hồi với ba địa điểm cửa hàng gần nhất hiện đang có sẵn áo sơ mi". Chatbot sau đó tạo ra thông tin phù hợp và chính xác hơn.

Tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận về một số lợi ích từ việc tổ chức lời nhắc.

Nhà phát triển có quyền kiểm soát tốt hơn

Tổ chức lời nhắc cho phép các nhà phát triển kiểm soát tốt hơn các tương tác của người dùng với AI. Lời nhắc hiệu quả cung cấp mục đích và thiết lập ngữ cảnh cho các mô hình ngôn ngữ lớn. Những lời nhắc này giúp AI tinh chỉnh đầu ra và trình bày chính xác theo định dạng yêu cầu.

Chúng cũng ngăn người dùng của bạn lạm dụng AI hoặc yêu cầu điều gì đó mà AI không biết hoặc không thể xử lý chính xác. Ví dụ: bạn muốn hạn chế người dùng của mình tạo nội dung không phù hợp trong ứng dụng AI dành cho doanh nghiệp.

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Người dùng không phải chỉnh sửa qua mỗi sai lầm mà vẫn nhận được phản hồi mạch lạc, chính xác và có liên quan từ các công cụ AI. Tổ chức lời nhắc giúp người dùng dễ dàng có được kết quả liên quan ngay ở lời nhắc đầu tiên. Nó giúp giảm thiểu thiên kiến có thể xuất hiện từ thiên kiến sẵn có từ con người trong dữ liệu đào tạo của các mô hình ngôn ngữ lớn.

Hơn nữa, tổ chức lời nhắc tăng cường tương tác giữa người dùng và AI để AI hiểu ý định của người dùng ngay cả với đầu vào tối thiểu. Ví dụ: các yêu cầu tóm tắt một tài liệu pháp lý và một bài báo tin tức nhận được các kết quả khác nhau được điều chỉnh văn phong và giọng văn. Điều này đúng ngay cả khi cả hai người dùng chỉ nói với ứng dụng là "Tóm tắt tài liệu này".

Tăng tính linh hoạt

Mức độ trừu tượng cao hơn cải thiện các mô hình AI và cho phép các tổ chức tạo ra các công cụ linh hoạt hơn trên quy mô lớn. Một kỹ sư lời nhắc có thể tạo lời nhắc với các hướng dẫn trung lập về lĩnh vực, qua đó làm nổi bật các liên kết logic và các mẫu phong phú. Các tổ chức có thể nhanh chóng sử dụng lại các lời nhắc trên toàn doanh nghiệp để mở rộng khoản đầu tư AI của họ.

Ví dụ: để tìm kiếm cơ hội tối ưu hóa quy trình, kỹ sư lời nhắc có thể tạo các lời nhắc khác nhau để đào tạo cho mô hình AI tìm ra những điểm kém hiệu quả bằng cách sử dụng các tín hiệu phong phú thay vì dữ liệu theo ngữ cảnh cụ thể. Các lời nhắc sau đó có thể được sử dụng cho các quy trình và đơn vị kinh doanh đa dạng.

Một số trường hợp sử dụng tổ chức lời nhắc là gì?

Các kỹ thuật tổ chức lời nhắc được sử dụng trong các hệ thống AI phức tạp để cải thiện trải nghiệm người dùng với mô hình học ngôn ngữ. Dưới đây là một số ví dụ.

Chuyên môn trong lĩnh vực

Việc tổ chức lời nhắc đóng vai trò quan trọng trong các ứng dụng yêu cầu AI phản hồi bằng chuyên môn trong lĩnh vực. Một kỹ sư lời nhắc có kinh nghiệm trong lĩnh vực này có thể hướng dẫn AI tham khảo các nguồn chính xác và tạo câu trả lời phù hợp dựa trên câu hỏi được đưa ra.

Ví dụ: trong lĩnh vực y tế, bác sĩ có thể sử dụng mô hình ngôn ngữ có tổ chức lời nhắc để tạo các chẩn đoán khác biệt cho một trường hợp phức tạp. Chuyên gia y tế chỉ cần nhập các triệu chứng và thông tin chi tiết về bệnh nhân. Ứng dụng sử dụng các lời nhắc được tổ chức để hướng dẫn AI trước tiên liệt kê các bệnh liên quan đến các triệu chứng đã nhập mà bệnh nhân có thể mắc phải. Sau đó, ứng dụng thu hẹp danh sách dựa trên thông tin bổ sung về bệnh nhân.

Tư duy phản biện

Các ứng dụng tư duy phản biện yêu cầu mô hình ngôn ngữ giải quyết các vấn đề phức tạp. Để làm như vậy, mô hình phân tích thông tin từ các góc độ khác nhau, đánh giá độ tin cậy của thông tin và đưa ra quyết định hợp lý. Việc tổ chức lời nhắc nâng cao khả năng phân tích dữ liệu của mô hình.

Ví dụ: trong các tình huống đưa ra quyết định, bạn có thể nhắc một mô hình liệt kê tất cả các tùy chọn khả thi, đánh giá từng tùy chọn và đề xuất giải pháp tốt nhất.

Tính sáng tạo

Tính sáng tạo liên quan đến việc tạo ra các ý tưởng, khái niệm hoặc giải pháp mới. Tổ chức lời nhắc có thể được sử dụng để nâng cao khả năng sáng tạo của mô hình trong các tình huống khác nhau.

Ví dụ: trong các tình huống viết lách, nhà văn có thể sử dụng một mô hình có tổ chức lời nhắc để giúp tạo ra ý tưởng cho một câu truyện. Nhà văn đó có thể nhắc mô hình liệt kê các nhân vật, bối cảnh và sự kiện trong cốt truyện có thể áp dụng, sau đó phát triển một câu chuyện với các yếu tố đó. Hoặc một nhà thiết kế đồ họa có thể nhắc mô hình tạo ra một danh sách các bảng màu khơi gợi một cảm xúc nhất định, sau đó tạo ra một thiết kế bằng cách sử dụng bảng màu đó. 

Kỹ thuật tổ chức lời nhắc là gì?

Thiết kế lời nhắc là một lĩnh vực động và không ngừng phát triển. Nó đòi hỏi cả kỹ năng ngôn ngữ lẫn cách diễn đạt sáng tạo để có thể tinh chỉnh lời nhắc và thu được phản hồi mong muốn từ các công cụ AI tạo sinh.

Dưới đây là một số ví dụ về các kỹ thuật được kỹ sư thiết kế lời nhắc sử dụng để cải thiện các tác vụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) trong mô hình AI.

Lời nhắc chuỗi suy nghĩ

Lời nhắc chuỗi suy nghĩ là kỹ thuật chia nhỏ một câu hỏi phức tạp thành các phần nhỏ hơn và có logic có khả năng bắt chước một dòng suy nghĩ. Điều này giúp mô hình giải quyết vấn đề theo một chuỗi các bước trung gian thay vì trả lời trực tiếp câu hỏi. Từ đó, nâng cao khả năng suy luận của mô hình.

Bạn có thể thực hiện một số lần triển khai chuỗi suy nghĩ cho các tác vụ phức tạp và chọn ra kết luận phổ biến nhất. Nếu các lần triển khai cho kết quả không đồng nhất đáng kể, có thể cần người thực tư vấn để điều chỉnh chuỗi suy nghĩ.

Ví dụ: nếu câu hỏi là "Thủ đô của Pháp là gì?", mô hình có thể thực hiện một số lần triển khai đưa ra các câu trả lời như "Paris", "Thủ đô của Pháp là Paris" "Paris là thủ đô của Pháp". Vì tất cả các lần triển khai đều dẫn đến cùng một kết luận, "Paris" sẽ được chọn làm câu trả lời cuối cùng.

Lời nhắc cây suy nghĩ

Kỹ thuật cây suy nghĩ khái quát hóa việc tạo lời nhắc chuỗi suy nghĩ. Kỹ thuật này khuyến khích mô hình tạo ra một hoặc nhiều bước khả thi tiếp theo. Sau đó, kỹ thuật này sẽ chạy mô hình trên mỗi bước khả thi tiếp theo bằng cách sử dụng phương pháp tìm kiếm theo cây.

Ví dụ: nếu câu hỏi là "Biến đổi khí hậu có những tác động nào?", trước tiên, mô hình có thể tạo ra các bước khả thi tiếp theo như "Liệt kê các tác động môi trường""Liệt kê các tác động xã hội". Sau đó, kỹ thuật này sẽ giải thích chi tiết về từng bước trong các bước tiếp theo.

Lời nhắc gợi hỏi

Lời nhắc gợi hỏi tương tự như lời nhắc cây suy nghĩ. Mô hình được nhắc trả lời một câu hỏi kèm với lời giải thích. Sau đó, mô hình được nhắc lý giải các phần của lời giải thích đó. Những cây giải thích không nhất quán được lược bớt hoặc bị loại bỏ. Điều này cải thiện hiệu năng của suy luận về lẽ thường phức tạp.

Ví dụ: nếu câu hỏi là “Tại sao bầu trời có màu xanh lam?”, trước tiên mô hình có thể trả lời "Mắt người thấy bầu trời có màu xanh lam vì các sóng ánh sáng xanh lam ngắn bị tán xạ theo mọi hướng bởi các khí và hạt trong bầu khí quyển của Trái Đất". Sau đó, mô hình có thể làm rõ các phần trong lời giải thích này, chẳng hạn như lý do ánh sáng xanh lam bị tán xạ nhiều hơn các màu khác và thành phần của bầu khí quyển Trái Đất.

Lời nhắc dựa trên độ phức tạp

Kỹ thuật tổ chức lời nhắc này bao gồm việc thực hiện một số triển khai chuỗi suy nghĩ. Kỹ thuật này lựa chọn các triển khai với chuỗi suy nghĩ dài nhất, sau đó chọn kết luận thường đạt được nhất.

Ví dụ: nếu câu hỏi là một bài toán phức tạp, mô hình có thể thực hiện nhiều triển khai, mỗi triển khai bao gồm nhiều bước tính toán. Mô hình sẽ xem xét các triển khai với chuỗi suy nghĩ dài nhất, trong ví dụ này là nhiều bước tính toán nhất. Các triển khai có chung kết luận với các triển khai khác sẽ được chọn làm câu trả lời cuối cùng.

Lời nhắc tạo kiến thức

Kỹ thuật này bao gồm việc nhắc mô hình trước tiên cần tạo dữ kiện liên quan cần thiết để hoàn tất lời nhắc. Sau đó, mô hình tiến hành hoàn tất lời nhắc. Điều này thường đem lại chất lượng hoàn tất cao hơn vì mô hình được điều chỉnh dựa trên các dữ kiện liên quan.

Ví dụ: giả sử một người dùng nhắc mô hình viết một bài luận về tác động của nạn phá rừng. Trước tiên, mô hình có thể tạo các dữ kiện như "nạn phá rừng góp phần gây ra biến đổi khí hậu” "nạn phá rừng dẫn đến mất đa dạng sinh học". Sau đó, mô hình sẽ giải thích chi tiết về các luận điểm trong bài luận.

Lời nhắc từ ít đến nhiều

Trong kỹ thuật tổ chức lời nhắc này, trước tiên mô hình được nhắc liệt kê các bài toán con của một vấn đề, sau đó giải quyết chúng theo trình tự. Cách tiếp cận này đảm bảo rằng các bài toán con sau này có thể được giải quyết với sự trợ giúp của các câu trả lời từ các bài toán con trước đó.

Ví dụ: giả sử người dùng nhắc mô hình bằng một bài toán như "Tìm x trong phương trình 2x + 3 = 11". Trước tiên, mô hình có thể liệt kê các bài toán con là "Trừ đi 3 ở cả hai vế""Chia cho 2". Sau đó, nó sẽ giải quyết các bài toán đó theo trình tự để có được câu trả lời cuối cùng.

Lời nhắc tự tinh chỉnh

Trong kỹ thuật này, mô hình được nhắc giải quyết vấn đề, phê bình giải pháp và sau đó giải quyết vấn đề bằng cách xem xét vấn đề, giải pháp và phê bình. Quá trình giải quyết vấn đề này lặp lại cho đến khi đạt đến một lý do được xác định trước để dừng lại. Ví dụ: có thể là quá trình này hết token hoặc thời gian hoặc mô hình có thể đưa ra token dừng.

Ví dụ: giả sử một người dùng nhắc mô hình "Viết một bài luận ngắn về văn học". Mô hình có thể phác thảo một bài luận, phê bình bài luận đó vì thiếu các ví dụ cụ thể và viết lại bài luận để đưa vào các ví dụ cụ thể. Quá trình này sẽ lặp lại cho đến khi bài luận được coi là thỏa đáng hoặc đáp ứng tiêu chí dừng.

Lời nhắc kích thích theo định hướng

Kỹ thuật tổ chức lời nhắc này bao gồm một gợi ý hoặc tín hiệu, chẳng hạn như các từ khóa mong muốn, để hướng dẫn mô hình ngôn ngữ hướng tới đầu ra mong muốn.

Ví dụ: nếu lời nhắc là viết một bài thơ về tình yêu, kỹ sư lời nhắc có thể tạo các lời nhắc chứa các từ “trái tim”, “đam mꔓvĩnh cửu”. Mô hình có thể được nhắc rằng "Hãy viết một bài thơ về tình yêu bao gồm các từ 'trái tim’, 'đam mê' và 'vĩnh cửu'". Lời nhắc này sẽ hướng dẫn mô hình tạo một bài thơ với những từ khóa này.

Thiết kế lời nhắc có những phương pháp tốt nhất nào?

Để thiết kế lời nhắc hiệu quả, bạn phải truyền đạt các hướng dẫn đi kèm ngữ cảnh, phạm vi và phản hồi mong muốn. Tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ một số phương pháp tốt nhất.

Lời nhắc rõ ràng

Xác định rõ phản hồi mong muốn trong lời nhắc của bạn để tránh việc AI diễn giải sai. Ví dụ: nếu bạn yêu cầu tóm tắt một tiểu thuyết, hãy nói rõ rằng bạn đang muốn có một bản tóm tắt, không phải một bản phân tích chi tiết. Điều này sẽ giúp AI chỉ tập trung vào yêu cầu của bạn và đưa ra phản hồi phù hợp với mục tiêu của bạn.

Lời nhắc chứa ngữ cảnh đầy đủ

Cung cấp ngữ cảnh đầy đủ trong lời nhắc và cho biết yêu cầu về kết quả đầu ra trong lời nhắc đầu vào của bạn, giới hạn lời nhắc ở một định dạng cụ thể. Ví dụ: giả sử bạn muốn lập danh sách các bộ phim nổi tiếng nhất thập niên 1990 vào trong một bảng. Để có được kết quả chính xác, bạn cần nêu rõ bạn muốn liệt kê bao nhiêu bộ phim và yêu cầu kết quả ở định dạng bảng.

Cân bằng giữa thông tin mục tiêu và đầu ra mong muốn

Cân bằng giữa sự đơn giản và phức tạp trong lời nhắc để tránh nhận được những câu trả lời mơ hồ, không liên quan hoặc trái mong muốn. Một lời nhắc quá đơn giản có thể thiếu ngữ cảnh, trong khi lời nhắc quá phức tạp có thể khiến AI nhầm lẫn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các chủ đề phức tạp hoặc ngôn ngữ miền riêng biệt mà AI có thể ít được làm quen. Thay vào đó, hãy sử dụng ngôn ngữ đơn giản và giảm độ dài lời nhắc để làm cho câu hỏi của bạn dễ hiểu hơn.

Thử nghiệm và tinh chỉnh lời nhắc

Thiết kế lời nhắc là một quá trình lặp lại. Điều cần thiết là phải thử nghiệm với nhiều ý tưởng khác nhau và kiểm thử các lời nhắc AI để xem kết quả. Có thể bạn cần thử nhiều lần để tối ưu hóa độ chính xác và mức độ liên quan. Việc lặp lại và kiểm thử liên tục giúp giảm độ dài lời nhắc và giúp mô hình tạo dữ liệu đầu ra tốt hơn. Không có quy tắc cố định nào về cách AI xuất thông tin, vì vậy tính linh hoạt và khả năng thích ứng là rất cần thiết.

AWS có thể hỗ trợ các yêu cầu về AI tạo sinh của bạn như thế nào?

Amazon Web Services (AWS) cung cấp các công cụ đa dạng và chuyên sâu để xây dựng và sử dụng AI tạo sinh. Chẳng hạn, bạn có thể sử dụng các dịch vụ sau:

  • Amazon CodeWhisperer tạo ra các gợi ý về mã, từ đoạn mã đến các hàm đầy đủ trong thời gian thực dựa trên chú thích và mã hiện có của bạn.
  • Amazon Bedrock tăng tốc độ phát triển các ứng dụng AI tạo sinh bằng cách sử dụng các mô hình ngôn ngữ thông qua API mà không cần quản lý cơ sở hạ tầng.
  • Amazon SageMaker JumpStart tìm hiểu, khám phá và triển khai các mô hình ngôn ngữ nguồn mở. Ví dụ: bạn có thể làm việc với các mô hình như OpenLLaMA, RedPajama, MPT-7B của MosaicML, FLAN-T5, GPT-NeoX-20B và BLOOM.

Nếu bạn muốn tạo mô hình của riêng mình, hãy sử dụng Amazon SageMaker. Dịch vụ này cung cấp cơ sở hạ tầng và công cụ được quản lý để tăng tốc các hoạt động xây dựng, đào tạo và triển khai mô hình có quy mô linh hoạt, đáng tin cậy và bảo mật.

Bắt đầu sử dụng thiết kế lời nhắc trên AWS bằng cách tạo tài khoản ngay hôm nay.

Các bước tiếp theo trên AWS

Tham khảo các tài nguyên bổ sung liên quan đến sản phẩm
Đổi mới sáng tạo nhanh hơn với bộ dịch vụ AI và ML toàn diện nhất 
Đăng ký tài khoản miễn phí

Nhận ngay quyền sử dụng Bậc miễn phí của AWS.

Đăng ký 
Bắt đầu xây dựng trong bảng điều khiển

Bắt đầu xây dựng trong AWS Management Console.

Đăng nhập