ALM là gì?

Quản lý vòng đời ứng dụng (ALM) là việc tạo và bảo trì một ứng dụng phần mềm cho đến khi nó không còn được sử dụng nữa. Nó liên quan đến nhiều quy trình, công cụ và mọi người làm việc cùng nhau để quản lý mọi khía cạnh của vòng đời, chẳng hạn như ý tưởng, thiết kế và phát triển, kiểm thử, sản xuất, hỗ trợ và dự phòng cuối cùng.

ALM còn được gọi là quản lý vòng đời ứng dụng tích hợp bởi vì các chuyên gia phần mềm khác nhau, như các nhà phát triển, nhà phân tích, người kiểm tra và người quản lý thay đổi, làm việc cùng nhau trong suốt vòng đời ứng dụng. Sự cộng tác giữa các nhóm và việc sử dụng các công cụ hỗ trợ khác nhau đảm bảo rằng phát triển ứng dụng đáp ứng các mục tiêu kinh doanh và dự án thành công.

Tại sao ALM lại quan trọng?

Theo cách phát triển phần mềm truyền thống, các lĩnh vực khác nhau của quá trình phát triển phần mềm là hoàn toàn tách biệt. Sự rời rạc như vậy đã dẫn tới những điểm kém hiệu quả, phân phối chậm trễ, các thay đổi về quy mô ngoài dự kiến và chi phí vượt mức. Quản lý vòng đời ứng dụng (ALM) giải quyết hiệu quả các vấn đề này bằng cách tích hợp nhiều lĩnh vực, phương pháp và đội ngũ cùng nhau. Việc phối hợp cùng nhau giúp tạo, phân phối và quản lý phần mềm phức tạp dễ dàng hơn.

ALM mang lại một số lợi ích trong suốt vòng đời của một ứng dụng phần mềm.

Cung cấp hướng đi rõ ràng cho dự án

Các quy trình và công cụ ALM giúp các đội ngũ phát triển và kiểm thử lập kế hoạch và triển khai chiến lược dự án của họ. Họ có thể ước tính các yêu cầu của dự án chính xác hơn và vạch ra hướng đi cho ứng dụng hiệu quả hơn. Họ cũng có thể đưa ra các quyết định trong thời gian thực và điều chỉnh kế hoạch một cách hiệu quả khi tình hình thay đổi.

Tăng khả năng hiển thị giữa các đội ngũ

Các công cụ và kỹ thuật được sử dụng trong ALM tạo ra một góc nhìn nhất quán về dự án cho tất cả các đội ngũ. Mọi thành viên đều nắm rõ được những công việc đã được hoàn tất cũng như các công việc vẫn cần phải hoàn thành. Các đội ngũ riêng biệt có thể phối hợp cùng nhau để ưu tiên các bước tiếp theo trong quá trình phát triển ứng dụng. 

Cải thiện độ hài lòng trong đội ngũ

Các đội ngũ giao tiếp tốt hơn và phối hợp hiệu quả hơn. Sự giao tiếp này cải thiện năng suất và gia tăng độ hài lòng của nhân viên cũng như mức độ tương tác ở nơi làm việc.

Gia tăng tốc độ phát triển và chất lượng

Khi một đội ngũ phát triển phần mềm tuân theo những nguyên tắc ALM, các nhà phát triển và kỹ sư kiểm thử phối hợp hiệu quả để cải thiện chất lượng phần mềm. Họ có thể sử dụng tự động hóa để kiểm thử mã nguồn thường xuyên và sớm khắc phục sai sót trong lập trình. Bằng cách kiểm thử toàn bộ mã đối với mọi thay đổi, các đội ngũ có thể cho ra mắt những tính năng phần mềm mới nhanh chóng và tự tin hơn.

ALM bao gồm những giai đoạn nào?

Vòng đời của ứng dụng bao gồm năm giai đoạn:

Thu thập yêu cầu ứng dụng

Trong giai đoạn ban đầu, các bên liên quan xác định những yêu cầu của họ từ ứng dụng. Họ phân tích cách ứng dụng sẽ hỗ trợ họ để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh cũng như các yêu cầu quy định về tuân thủ. Quản lý yêu cầu thường liên quan đến việc viết các câu chuyện người dùng cho thấy những người dùng khác nhau sẽ tương tác như thế nào với ứng dụng.

Ví dụ về thu thập yêu cầu ứng dụng

Một ngân hàng đang cân nhắc xây dựng một ứng dụng ngân hàng di động. Ứng dụng này xác định hai đối tượng người dùng: khách hàng và quản trị viên. Đội ngũ quản lý yêu cầu xác định hai câu chuyện người dùng:

  • Câu chuyện người dùng của khách hàng chỉ ra rằng khách hàng sử dụng ứng dụng để gửi yêu cầu mở một tài khoản ngân hàng mới. 
  • Câu chuyện người dùng của quản trị viên chỉ ra rằng quản trị viên sử dụng ứng dụng để phê duyệt tài liệu của khách hàng. 

Ngoài ra, đội ngũ quản lý yêu cầu xác định rằng hệ thống phần mềm của ứng dụng cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật theo đúng luật về quyền riêng tư dữ liệu.

Phát triển ứng dụng

Trong giai đoạn phát triển, các đội ngũ khác nhau phối hợp cùng nhau để chuyển đổi các yêu cầu thành một ứng dụng hoạt động. Các bước sau là một ví dụ:

  • Các nhà quản lý dự án ước tính thời gian và chi phí phát triển. 
  • Các nhà phát triển xác định những công việc thiết kế và hoạt động lập trình.
  • Các nhà phân tích chất lượng bổ sung các công việc đánh giá và điểm kiểm tra để giám sát chất lượng và tiến độ. 

Các đội ngũ phát triển và kiểm thử cũng vạch ra một khung thời gian cho các dự án phần mềm của họ. Họ xác định bất kỳ sự phụ thuộc nào giữa các yêu cầu và quyết định thứ tự hoàn thành và cho ra mắt các tính năng mới.

Ví dụ về phát triển ứng dụng

Đội ngũ CNTT của ngân hàng lập kế hoạch phát triển cho ứng dụng di động. Các thành viên trong đội ngũ xác định rằng họ cần phải hoàn thành câu chuyện người dùng của khách hàng trước tiên, sau đó kiểm thử kỹ lưỡng trước khi bắt đầu với yêu cầu của quản trị viên. Tuy nhiên, họ biết rằng họ phải hoàn thành cả hai yêu cầu trước khi cho ra mắt sản phẩm mới. Họ lập trình ứng dụng và phát hành nó cho một nhóm thử nghiệm trải nghiệm trong hai tháng.

Kiểm thử ứng dụng 

Trong giai đoạn kiểm thử phần mềm, các nhà phân tích chất lượng đánh giá ứng dụng để xác minh rằng ứng dụng thỏa mãn các yêu cầu. Họ xác định và ưu tiên bất kỳ sai sót hoặc lỗi nào của phần mềm, sau đó đội ngũ phát triển phần mềm sẽ sửa lỗi. Kiểm thử và phát triển ứng dụng thường được tiến hành đồng thời trong vòng đời của ứng dụng. Ví dụ: các phương pháp phát triển linh hoạt sử dụng những công cụ kiểm thử tự động để kiểm tra toàn bộ cơ sở mã mỗi khi các nhà phát triển thực hiện thay đổi đối với phần mềm.

Ví dụ về kiểm thử ứng dụng

Đội ngũ đảm bảo chất lượng của ngân hàng xác minh trường hợp của doanh nghiệp là mở tài khoản cho ứng dụng ngân hàng di động của mình. Họ thấy rằng khách hàng chỉ có thể xác nhận nhân thân thông qua bằng lái xe. Vì ngân hàng cũng chấp nhận xác nhận nhân thân bằng hộ chiếu, họ yêu cầu đội ngũ phát triển cập nhật ứng dụng để bao gồm thông tin này.

Triển khai ứng dụng

Trong quá trình triển khai, các nhà phát triển phát hành ứng dụng đến với người dùng cuối. Quản lý phát hành cũng bao gồm việc lập kế hoạch triển khai các thay đổi về phần mềm theo thời gian. Các đội ngũ phát triển linh hoạt tự động hóa hoạt động triển khai để tăng tốc độ phát hành các tính năng và bản cập nhật mới. Các công cụ và dịch vụ như AWS CodeDeploy cung cấp khả năng kiểm soát triển khai tốt hơn và giảm thiểu lỗi trong sản xuất.

Ví dụ về triển khai ứng dụng

Đội ngũ ứng dụng di động của ngân hàng sử dụng máy chủ trên đám mây để lưu trữ mã ứng dụng để quản trị viên có thể truy cập nó từ một trang web. Họ cũng triển khai mã trong các cửa hàng ứng dụng của những nền tảng di động phổ biến để khách hàng có thể tải xuống trực tiếp.

Bảo trì ứng dụng

Trong giai đoạn bảo trì, các đội ngũ hỗ trợ và phát triển phối hợp cùng nhau để giải quyết các lỗi còn sót lại, lên kế hoạch cho ra mắt cập nhật mới và tiếp tục cải thiện sản phẩm. Họ kết hợp phản hồi của người dùng và cho ra mắt các tính năng mới có liên quan đến khách hàng. Đội ngũ cũng sử dụng các công cụ như AWS X-RayAWS CloudTrail để giám sát hiệu năng và mức sử dụng ứng dụng trong giai đoạn bảo trì. Theo thời gian, khi công nghệ phát triển, họ cũng có thể quyết định tạo một ứng dụng mới trên các hệ thống hiện đại và ngừng sử dụng ứng dụng hiện tại.

Ví dụ về bảo trì ứng dụng

Đội ngũ CNTT của ngân hàng giám sát hiệu năng của ứng dụng di động và thấy rằng ứng dụng này hoạt động chậm đi khi khách hàng tải lên tài liệu. Họ thực hiện thay đổi hệ thống và cải thiện thiết kế trước khi phát hành bản cập nhật tiếp theo.

Công cụ ALM là gì?

Các công cụ ALM (Quản lý vòng đời ứng dụng) là phần mềm mà các nhà phát triển, nhà phân tích và những bên liên quan khác sử dụng để quản lý ứng dụng. Chúng cung cấp một môi trường tiêu chuẩn hóa mà mọi người đều có thể sử dụng để giao tiếp và phối hợp. Dưới đây là một số tính năng phổ biến của bộ ALM được tích hợp.

Quản lý dự án

Về cơ bản, phần lớn các công cụ ALM đều là công cụ quản lý dự án. Bạn có thể xem trạng thái dự án trong tất cả các giai đoạn của ALM. Các công cụ hiển thị những công việc chi tiết và bao gồm các tính năng để ước lượng và lập kế hoạch cho dự án. 

Quản lý yêu cầu

Một công cụ ALM đóng vai trò như một kho lưu trữ trung tâm cho các yêu cầu người dùng ứng dụng của bạn. Bạn có thể liên kết các câu chuyện người dùng (mô tả tính năng theo góc nhìn của người dùng) với thông số kỹ thuật và chức năng. Ví dụ: yêu cầu của ứng dụng đối với quyền truy cập của người dùng có thể có yêu cầu kỹ thuật về mã hóa mật khẩu.

Quản lý mã nguồn

Nhiều công cụ ALM cung cấp các tùy chọn cho nhà phát triển để theo dõi các thay đổi đối với mã. Các nhà phát triển khác nhau có thể làm việc trên một cơ sở mã duy nhất, thực hiện và kết hợp các thay đổi cũng như quản lý hiệu quả quá trình phát triển.

Quản lý kiểm thử

Các nhà phân tích sử dụng những công cụ ALM để viết và duy trì các bài kiểm tra phần mềm nhằm tích hợp liên tục. Cách tiếp cận phát triển này tự động kiểm thử mọi thay đổi đối với mã của ứng dụng. Điều này cải thiện hoạt động đảm bảo chất lượng và hỗ trợ việc cung cấp liên tục các chức năng ứng dụng mới cho khách hàng của bạn.

Các tính năng bổ sung

Các công cụ ALM có thể bao gồm một số tính năng khác để quản lý hiệu quả, ví dụ như:

  • Hỗ trợ qua trò chuyện trong thời gian thực
  • Quản lý danh mục dự án
  • Các công cụ trực quan hóa, chẳng hạn như biểu đồ và đồ thị

Điểm khác biệt giữa ALM và các phương pháp quản lý vòng đời khác là gì?

Vòng đời thường được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ để chỉ toàn bộ quá trình đổi mới công nghệ và hỗ trợ. Dưới đây là một số thuật ngữ tương tự khác.

Vòng đời phát triển phần mềm

Vòng đời phát triển phần mềm (SDLC) là một phương pháp có hệ thống mà bạn có thể sử dụng để sản xuất ra phần mềm chất lượng một cách tiết kiệm chi phí. Các đội ngũ phát triển phần mềm sử dụng phương thức tiếp cận từng bước của SDLC để thiết kế, phát triển, kiểm thử và triển khai phần mềm một cách hiệu quả. 

ALM so với SDLC

SDLC mô tả chi tiết hơn về giai đoạn phát triển ứng dụng. Đây là một phần của Quản lý vòng đời ứng dụng (ALM). ALM bao gồm toàn bộ vòng đời của ứng dụng và không chỉ dừng lại ở SDLC. ALM có thể có nhiều SDLC trong vòng đời của một ứng dụng.

Quản lý vòng đời sản phẩm

Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) quản lý thiết kế, sản xuất và bán các sản phẩm vật lý, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp sản xuất và kỹ thuật.

ALM so với PLM

ALM chủ yếu chỉ các thành phần của phần mềm, trong khi PLM cho biết có sự hiện diện của một số phần cứng, thiết bị điện tử, hoặc các thành phần vật lý khác trong sản phẩm. Tuy rằng các nguyên tắc cơ bản của PLM và ALM đều tương đồng, trường hợp ứng dụng của các nguyên tắc này lại có sự khác biệt.

Ví dụ: giai đoạn phát triển của PLM bao gồm các thông số kỹ thuật sản xuất và giai đoạn tiếp thị sản phẩm bao gồm thiết kế bao bì. Do những khác biệt này, PLM có một bộ công cụ riêng biệt. Bạn có thể điều chỉnh và thiết lập một số công cụ ALM nhất định cho PLM của mình.

Quản trị ứng dụng trong ALM là gì?

Quản trị ứng dụng là tập hợp các chính sách, quy trình và quy tắc mà các tổ chức sử dụng để phân bổ hiệu quả tài nguyên trong vòng đời ứng dụng. Việc này giúp rút ngắn thời gian phân phối và thiết lập trách nhiệm và kiểm soát rõ ràng xuyên suốt quá trình Quản lý vòng đời ứng dụng (ALM). Quản trị khắt khe đảm bảo rằng ứng dụng đáp ứng các yêu cầu về bảo mật dữ liệu, quy định và tuân thủ của tổ chức. 

Quản trị ứng dụng bao gồm những khía cạnh sau:

  • Bảo mật dữ liệu và quyền truy cập của người dùng
  • Đánh giá, kiểm tra và quay lui ứng dụng
  • Quản lý tập trung tài nguyên
  • Giám sát hiệu năng và hệ thống

Quản trị ứng dụng trong ALM là gì?

Quản trị ứng dụng là tập hợp các chính sách, quy trình và quy tắc mà các tổ chức sử dụng để phân bổ hiệu quả tài nguyên trong vòng đời ứng dụng. Việc này giúp rút ngắn thời gian phân phối và thiết lập trách nhiệm và kiểm soát rõ ràng xuyên suốt quá trình Quản lý vòng đời ứng dụng (ALM). Quản trị khắt khe đảm bảo rằng ứng dụng đáp ứng các yêu cầu về bảo mật dữ liệu, quy định và tuân thủ của tổ chức. 

Quản trị ứng dụng bao gồm những khía cạnh sau:

  • Bảo mật dữ liệu và quyền truy cập của người dùng
  • Đánh giá, kiểm tra và quay lui ứng dụng
  • Quản lý tập trung tài nguyên
  • Giám sát hiệu năng và hệ thống

Amazon có thể hỗ trợ ALM của bạn như thế nào?

Các dịch vụ Quản lý và quản trị AWS hỗ trợ các tổ chức để bạn có thể đổi mới nhanh chóng hơn mà vẫn kiểm soát được chi phí, tính tuân thủ và bảo mật. Các dịch vụ này quản lý những tài nguyên đám mây có độ linh hoạt cao trên quy mô lớn đồng thời cung cấp một mặt phẳng điều khiển duy nhất để quản lý. Bạn cũng có thể sử dụng các dịch vụ Quản lý và quản trị AWS để đánh giá mức sử dụng tài nguyên và xác định các phương thức giảm thiểu chi phí.

Chẳng hạn, bạn có thể sử dụng các dịch vụ sau:

  • Ngân sách AWS để lên kế hoạch kiểm soát chi phí và ngân sách cho các tài nguyên của bạn trên AWS.
  • Tổ chức AWS để hỗ trợ quản lý và quản trị tập trung trên các tài khoản AWS.
  • AWS CloudFormation để lập mô hình và cung cấp các tài nguyên cơ sở hạ tầng đám mây của bạn.

Bắt đầu sử dụng Quản lý vòng đời ứng dụng (ALM) bằng cách tạo tài khoản AWS ngay hôm nay.

Các bước tiếp theo để sử dụng hệ thống Quản lý vòng đời ứng dụng trên AWS

Tham khảo các tài nguyên bổ sung liên quan đến sản phẩm
Dịch vụ Quản trị đám mây miễn phí trên AWS 
Đăng ký tài khoản miễn phí

Nhận ngay quyền sử dụng bậc miễn phí của AWS. 

Đăng ký 
Bắt đầu xây dựng trong bảng điều khiển

Bắt đầu xây dựng trong AWS Management Console.

Đăng nhập