Bảo mật điểm cuối là gì?

Bảo mật điểm cuối là một tập hợp các phương pháp và công nghệ giúp bảo vệ thiết bị của người dùng cuối chẳng hạn như máy tính để bàn, máy tính xách tay và điện thoại di động khỏi phần mềm độc hại, phần mềm không mong muốn. Nhân viên và thành viên trong nhóm sẽ kết nối với mạng công ty và truy cập vào tài nguyên bằng các thiết bị này. Các tổ chức phải bảo vệ những thiết bị này nhằm ngăn chặn bên thứ ba sử dụng chúng để xâm nhập trái phép vào mạng, ứng dụng và kho dữ liệu.

Điểm cuối là gì trong bảo mật điểm cuối?

Điểm cuối là bất kỳ thiết bị nào kết nối và giao tiếp qua mạng. Bộ chuyển mạch và bộ định tuyến kết nối các thiết bị điện toán khác với mạng cũng được coi là điểm cuối.

Các chuyên gia bảo mật thường sử dụng thuật ngữ thiết bị điểm cuối dành riêng cho các thiết bị từ xa kết nối với mạng nội bộ từ bên ngoài tường lửa của công ty. Tuy nhiên, mọi thiết bị được kết nối mạng đều được gọi là điểm cuối, cho dù đó là thiết bị từ xa, thiết bị tại chỗ, thiết bị di động, thiết bị do con người vận hành hay thiết bị tự động.

Sau đây là một vài ví dụ về thiết bị điểm cuối: 

  • Máy tính để bàn
  • Máy tính xách tay
  • Thiết bị di động chẳng hạn như điện thoại thông minh và máy tính bảng
  • Thiết bị đeo chẳng hạn như đồng hồ thông minh và thiết bị y tế thông minh
  • Thiết bị ngoại vi mạng chẳng hạn như máy in, máy quét và máy photocopy
  • Máy trạm và máy chủ
  • Bộ định tuyến và bộ chuyển mạch
  • Các thiết bị Internet vạn vật (IoT) như cảm biến thông minh và các máy thông minh khác

Do có sự gia tăng theo cấp số nhân của các thiết bị IoT, xu hướng mang thiết bị của riêng bạn (BYOD) ngày càng tăng và sự chuyển dịch sang hình thức làm việc từ xa và linh hoạt, nên số lượng thiết bị kết nối với mạng văn phòng sẽ có xu hướng tăng. Số lượng thiết bị điểm cuối càng lớn thì khả năng tội phạm mạng tìm thấy lỗ hổng bảo mật và khởi động cuộc tấn công mạng cũng càng lớn.

Tại sao bảo mật điểm cuối lại có vai trò quan trọng?

Hãy cân nhắc một tòa nhà văn phòng an toàn chỉ cho phép ô tô của nhân viên đi vào khu vực văn phòng. Nếu chỉ có các biện pháp an ninh duy nhất là hàng rào, tường và cổng kiên cố, thì kẻ đột nhập trốn bên trong xe của nhân viên vẫn có thể lẻn vào tòa nhà văn phòng mà không bị phát hiện. Bộ phận phụ trách an ninh văn phòng cũng phải đảm bảo việc kiểm tra an ninh cho xe ô tô. 

Tương tự như vậy, các mạng doanh nghiệp thường được bảo mật thông qua các biện pháp kiểm soát an ninh vòng ngoài, nơi đặt các biện pháp bảo vệ ở lối vào. Tuy nhiên, các bên thứ ba có thể giành được quyền truy cập đầy đủ bằng cách sử dụng các điểm cuối được ủy quyền để vượt qua tường lửa của công ty và các biện pháp kiểm soát an ninh vòng ngoài khác. Khi nhân viên làm việc từ xa kết nối với mạng công ty thông qua mạng gia đình hoặc mạng công cộng không an toàn, các bên thứ ba không được phép có thể thực hiện những việc sau:

  • Có được quyền truy cập đầy đủ vào bất kỳ dữ liệu nào được trao đổi giữa điểm cuối và mạng doanh nghiệp.
  • Cài đặt từ xa phần mềm độc hại vào hệ thống của doanh nghiệp.
  • Giành quyền truy cập đầy đủ vào các tài nguyên và tài sản dữ liệu quan trọng khác.Các giải pháp bảo mật điểm cuối sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra các vấn đề như vậy.
 
Các giải pháp bảo mật điểm cuối giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra các vấn đề như vậy.

Bảo mật điểm cuối mang lại những lợi ích gì?

Một tổ chức có thể cải thiện khả năng bảo mật tổng thể của mình theo nhiều cách thông qua việc triển khai giải pháp bảo mật điểm cuối. Sau đây là một số lợi ích.

Nâng cao nhận thức của người dùng cuối

Các biện pháp bảo vệ điểm cuối thu thập thông tin về các sự cố bảo mật đã biết và mới xuất hiện, đồng thời nâng cao nhận thức của toàn tổ chức về những sự cố đó. Người dùng nhận được thông tin mới nhất để bảo mật thiết bị của họ

Giảm thời gian phản hồi

Các giải pháp bảo mật điểm cuối giám sát hành vi của người dùng và tự động gắn cờ với bất kỳ hoạt động bất thường nào. Bạn có thể phát hiện và phản hồi với các sự cố bảo mật nhanh hơn nhiều.

Hỗ trợ việc tuân thủ quy định

Bảo mật điểm cuối có thể giúp bạn đảm bảo thực hiện được các mục tiêu tổng thể về tuân thủ. Ví dụ: bạn có thể sử dụng các biện pháp như mã hóa dữ liệu, giám sát liên tục và cảnh báo kịp thời để giảm nguy cơ vô tình truy cập vào dữ liệu nhạy cảm.

Bảo mật điểm cuối giúp giảm thiểu những loại rủi ro nào?

Giải pháp bảo mật điểm cuối thế hệ tiếp theo giúp quản lý một số rủi ro bảo mật. Sau đây là một vài ví dụ chúng tôi đưa ra:

Lừa đảo

Trong hành vi lừa đảo, các bên thứ ba sử dụng email lừa đảo hoặc các hình thức giao tiếp kỹ thuật số khác để lừa nhân viên tiết lộ thông tin nhạy cảm. Các giải pháp bảo mật điểm cuối nâng cao sẽ kết hợp các cổng email để xác định và cô lập các email độc hại, qua đó giảm thiểu nguy cơ nhân viên rơi vào các bẫy lừa đảo. 

Phần mềm tống tiền

Phần mềm tống tiền là một loại phần mềm độc hại mà bên thứ ba triển khai trên các điểm cuối của công ty để chặn không cho người dùng vào mạng. Sau đó, họ có thể yêu cầu một khoản tiền chuộc để giúp người dùng lấy lại được quyền truy cập. Họ cũng có thể đe dọa tiết lộ dữ liệu nhạy cảm. 

Bảo mật điểm cuối có các tính năng phát hiện mối đe dọa nâng cao để xác định và ngăn chặn phần mềm tống tiền trước khi phần mềm này mã hóa dữ liệu hoặc chặn không cho người dùng vào hệ thống. Giải pháp này cũng cung cấp các tính năng mã hóa dữ liệu để các bên thứ ba không thể vô tình truy cập vào dữ liệu nhạy cảm của công ty. 

Rủi ro bảo mật nội bộ

Rủi ro bảo mật nội bộ là những rủi ro do nhân viên hoặc nhà thầu của tổ chức gây ra, dù là cố ý hay vô ý. Quản trị viên có thể sử dụng nền tảng bảo mật điểm cuối để thực thi nguyên tắc đặc quyền tối thiểu, vì vậy người dùng và các điểm cuối của họ chỉ truy cập được vào các tài nguyên mà họ thực sự cần để thực hiện công việc của mình. Hình thức bảo vệ điểm cuối cũng sử dụng số liệu phân tích hành vi để phát hiện các hoạt động đáng ngờ của người dùng và cảnh báo cho quản trị viên về những hoạt động đó.

Bạn có thể triển khai bảo mật điểm cuối theo những cách nào?

Phần mềm phát hiện và phản hồi điểm cuối (EDR) có các tính năng nâng cao giúp phát hiện, điều tra và khắc phục rủi ro. Đây là một giải pháp bảo mật điểm cuối liên tục giám sát các thiết bị của người dùng cuối để phát hiện và phản ứng nhanh hơn với các sự cố bảo mật. EDR hoạt động theo cách sau:
  • Ghi lại các hoạt động và sự kiện đang diễn ra trên tất cả các điểm cuối
  • Phân tích hàng tỷ sự kiện theo thời gian thực để tự động phát hiện hành vi đáng ngờ
  • Cung cấp khả năng hiển thị liên tục và toàn diện về những gì đang xảy ra trên các điểm cuối theo thời gian thực
Nhờ vậy mà các công cụ EDR cung cấp thông tin toàn diện cho các nhóm bảo mật để chủ động điều tra, giảm thiểu và ứng phó với các rủi ro bảo mật.

Nền tảng bảo vệ điểm cuối

Nền tảng bảo vệ điểm cuối là một tập hợp gồm các công nghệ bảo mật điểm cuối hoạt động cùng nhau để bảo vệ mạng của tổ chức bạn. Các nền tảng bảo vệ điểm cuối tiên tiến, dựa trên đám mây sẽ tích hợp các công cụ EDR, phần mềm chống vi-rút và công nghệ mã hóa dữ liệu. Các nền tảng này cung cấp bảng điều khiển quản lý tập trung để quản trị viên hệ thống thực hiện những việc sau:

  • Giám sát và quản lý các điểm cuối.
  • Xác định và triển khai các chính sách.
  • Điều tra và ứng phó với các sự cố về bảo mật.
 Một bảng điều khiển quản lý duy nhất giúp loại bỏ các kẽ hở về khả năng hiển thị và các chính sách truy cập không nhất quán. Do đó, nền tảng bảo vệ điểm cuối là một giải pháp toàn diện cho bảo mật điểm cuối. 

Làm thế nào để so sánh các giải pháp bảo mật điểm cuối với các công nghệ bảo mật khác?

Các tổ chức phải tích hợp các giải pháp bảo vệ điểm cuối với các giải pháp hiện có khác để quản lý các mối đe dọa ngày càng tinh vi.

Bảo mật mạng

Bảo mật mạng liên quan đến quá trình kiểm soát quyền truy cập, bảo mật ứng dụng, phần mềm chống vi-rút, phân tích mạng, tường lửa, mã hóa, v.v. Giải pháp bảo mật mạng bao gồm các chính sách và công cụ bảo vệ tất cả các tài sản trong ranh giới mạng doanh nghiệp. 

Bảo mật điểm cuối và bảo mật mạng

Bảo mật mạng là một thuật ngữ chung bao gồm nhiều loại công nghệ, thiết bị và quy trình mà bạn có thể sử dụng để bảo vệ tính toàn vẹn của bất kỳ mạng máy tính nào. Các giải pháp bảo mật điểm cuối là một phần của hệ thống bảo mật mạng trong bất kỳ tổ chức nào. 

Phần mềm chống vi-rút

Phần mềm chống vi-rút truyền thống có thể được cài đặt trên thiết bị điểm cuối của bạn. Phần mềm này sẽ lưu một bản ghi về tất cả các chương trình độc hại đã biết, đồng thời phát hiện và ngăn chặn chúng.

Bảo mật điểm cuối và phần mềm chống vi-rút

Các giải pháp chống vi-rút truyền thống chỉ bảo vệ một thiết bị điểm cuối duy nhất khỏi sự lây lan phần mềm độc hại đã biết. Để làm được việc này, người dùng cá nhân phải cập nhật phần mềm chống vi-rút truyền thống của họ. Trong khi đó, bảo mật điểm cuối kết hợp các công cụ tiên tiến và thông tin về mối đe dọa để tìm và loại bỏ cả các nguy cơ liên quan đến phần mềm độc hại đã biết và phần mềm độc hại mới xuất hiện. Quản trị viên mạng có thể quản lý tập trung các giải pháp điểm cuối, do đó giảm nguy cơ xảy ra sự cố bảo mật.

AWS có thể hỗ trợ bảo mật điểm cuối bằng cách nào?

Các giải pháp điểm cuối có trong Chợ điện tử AWS sẽ giúp bạn quản lý và định cấu hình các tài sản điểm cuối của mình và bảo vệ các điểm cuối này khỏi lỗi, phần mềm độc hại cũng như tình trạng vô tình tiết lộ dữ liệu. Khi dùng các giải pháp của bên thứ ba trong Chợ điện tử của chúng tôi, bạn có thể làm những việc như sau:
  • Tăng cường lợi ích của AWS bằng cách sử dụng các tính năng của các nhà cung cấp giải pháp quen thuộc mà bạn đã tin tưởng.
  • Tin tưởng vào các công cụ bảo mật được thiết kế cho khả năng tương tác AWS để tuân theo các phương pháp bảo mật tốt nhất.
  • Nhanh chóng mua sắm và triển khai các giải pháp đồng thời giảm thiểu việc gián đoạn kinh doanh. 

Xem lại nguyên tắc để xác định các biện pháp kiểm soát bảo mật đầu cuối dựa trên đám mây và lựa chọn giải pháp hoặc khám phá cách xây dựng chiến lược bảo mật điểm cuối trên AWS. Bắt đầu sử dụng bằng cách tạo tài khoản AWS ngay hôm nay.

Các bước tiếp theo trên AWS

Kiểm tra các tài nguyên bổ sung về bảo mật, danh tính và sản phẩm tuân thủ
Tìm hiểu thêm về dịch vụ bảo mật 
Đăng ký tài khoản miễn phí

Nhận ngay quyền sử dụng Bậc miễn phí của AWS.

Đăng ký 
Bắt đầu xây dựng trong bảng điều khiển

Bắt đầu xây dựng trong AWS Management Console.

Đăng nhập