An ninh mạng là gì?

An ninh mạng là phương pháp bảo vệ an toàn cho máy tính, mạng, ứng dụng phần mềm, hệ thống quan trọng và dữ liệu khỏi các mối đe dọa kỹ thuật số tiềm ẩn. Các tổ chức chịu trách nhiệm bảo mật dữ liệu để duy trì lòng tin của khách hàng cũng như đáp ứng việc tuân thủ quy định. Họ sử dụng các biện pháp và công cụ an ninh mạng để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm khỏi bị truy cập trái phép cũng như ngăn chặn gián đoạn trong hoạt động kinh doanh gây ra bởi hoạt động mạng ngoài ý muốn. Các tổ chức triển khai an ninh mạng bằng cách hợp lý hóa công tác phòng vệ kỹ thuật số giữa con người, quy trình và công nghệ. 

Tại sao an ninh mạng lại quan trọng?

Các doanh nghiệp trong những lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như năng lượng, vận tải, bán lẻ và sản xuất, sử dụng các hệ thống kỹ thuật số và kết nối tốc độ cao để cung cấp dịch vụ khách hàng hiệu quả và điều hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả về chi phí. Cũng như bảo mật tài sản vật lý, các doanh nghiệp còn phải bảo mật tài sản kỹ thuật số và bảo vệ hệ thống không bị truy cập ngoài ý muốn. Một sự kiện vi phạm và truy cập trái phép có chủ đích vào hệ thống máy tính, mạng hoặc cơ sở được kết nối gọi là cuộc tấn công mạng. Nếu cuộc tấn công mạng thành công, dữ liệu bảo mật sẽ bị lộ, đánh cắp, xóa hoặc thay đổi. Các biện pháp an ninh mạng bảo vệ trước những cuộc tấn công mạng và mang lại các lợi ích sau đây.

 

Ngăn chặn hoặc giảm tổn thất do vi phạm 

Các tổ chức triển khai chiến lược an ninh mạng giảm thiểu những hậu quả không mong muốn của các cuộc tấn công mạng mà theo đó có thể tác động tới uy tín kinh doanh, tình trạng tài chính, hoạt động kinh doanh cũng như lòng tin của khách hàng. Ví dụ: các công ty kích hoạt các kế hoạch phục hồi sau thảm họa để ngăn các đợt xâm nhập có thể xảy ra và giảm thiểu gián đoạn đối với hoạt động kinh doanh. 

 

Duy trì tuân thủ theo quy định

Các doanh nghiệp nằm trong những ngành nghề và khu vực cụ thể phải tuân thủ các yêu cầu quy định để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm trước những rủi ro mạng có thể xảy ra. Ví dụ: các công ty hoạt động ở Châu Âu phải tuân thủ Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR), trong đó yêu cầu các tổ chức thực hiện những biện pháp an ninh mạng phù hợp để đảm bảo quyền riêng tư của dữ liệu. 

 

Giảm thiểu các mối đe dọa mạng không ngừng biến hóa 

Các cuộc tấn công mạng luôn biến hóa song song với những công nghệ không ngừng thay đổi. Tội phạm sử dụng những công cụ mới và nghĩ ra các chiến lược mới để truy cập trái phép vào hệ thống. Các tổ chức vận dụng và nâng cấp các biện pháp an ninh mạng để bắt kịp những công nghệ và công cụ tấn công kỹ thuật số mới và không ngừng biến hóa này. 

An ninh mạng cố gắng phòng vệ trước những loại tấn công an ninh mạng nào?

Các chuyên gia an ninh mạng cố gắng hạn chế và giảm thiểu các mối đe dọa hiện tại và mới xuất hiện tránh xâm nhập vào hệ thống máy tính theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về những mối đe dọa mạng phổ biến. 

 

Phần mềm độc hại

Phần mềm độc hại còn được gọi là malware. Phần mềm độc hại bao gồm một loạt các chương trình phần mềm được xây dựng để cho phép các bên thứ ba truy cập trái phép vào thông tin nhạy cảm hoặc làm gián đoạn hoạt động bình thường của một cơ sở hạ tầng trọng yếu. Những phần mềm độc hại thường thấy bao gồm Trojan, phần mềm gián điệp và vi-rút.

Phần mềm tống tiền

Phần mềm tống tiền đề cập đến một mô hình kinh doanh và một loạt các công nghệ có liên quan mà những kẻ lừa đảo sử dụng để tống tiền các thực thể. Dù bạn mới bắt đầu hay đang xây dựng trên AWS, chúng tôi có các tài nguyên chuyên dụng để giúp bạn bảo vệ các hệ thống trọng yếu và dữ liệu nhạy cảm của bạn khỏi phần mềm tống tiền.

Tấn công xen giữa

Tấn công xen giữa bao gồm việc một bên từ bên ngoài cố gắng truy cập trái phép vào mạng trong khi trao đổi dữ liệu. Những cuộc tấn công như vậy gia tăng rủi ro bảo mật đối với thông tin nhạy cảm như dữ liệu tài chính. 

 

Lừa đảo

Lừa đảo là một mối đe dọa an ninh mạng sử dụng các kỹ thuật tấn công phi kỹ thuật để lừa người dùng tiết lộ thông tin nhận dạng cá nhân. Ví dụ: những kẻ tấn công mạng gửi email khiến người dùng nhấp vào và nhập dữ liệu thẻ tín dụng trên một trang web thanh toán giả mạo. Các cuộc tấn công lừa đảo cũng có thể dẫn đến việc tải xuống các tệp đính kèm độc hại thực hiện cài đặt phần mềm độc hại trên các thiết bị của công ty.

 

DDoS

Tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) là một nỗ lực phối hợp nhằm làm quá tải máy chủ bằng cách gửi một lượng lớn các yêu cầu giả mạo. Những sự kiện như vậy ngăn người dùng bình thường kết nối hoặc truy cập vào máy chủ bị nhắm đến. 

 

Mối đe dọa nội bộ

Một mối đe dọa nội bộ là một rủi ro an ninh do nhân viên có ý định xấu trong một tổ chức gây ra. Nhân sự có quyền truy cập cấp cao vào hệ thống máy tính và có thể làm mất ổn định tính bảo mật của cơ sở hạ tầng từ bên trong. 

An ninh mạng hoạt động như thế nào? 

Các tổ chức triển khai những chiến lược an ninh mạng bằng cách sử dụng các chuyên viên an ninh mạng. Những chuyên viên này sẽ đánh giá rủi ro bảo mật của các hệ thống điện toán, mạng, kho lưu trữ dữ liệu, ứng dụng cũng như các thiết bị được kết nối khác hiện có. Sau đó, các chuyên viên an ninh mạng tạo ra một khung an ninh mạng toàn diện và triển khai các biện pháp bảo vệ trong tổ chức. 

 

Để được coi là thành công, một chương trình an ninh mạng sẽ cần bao gồm hoạt động hướng dẫn nhân viên về những phương pháp bảo mật hay nhất và tận dụng các công nghệ phòng vệ mạng tự động cho cơ sở hạ tầng CNTT hiện có. Những yếu tố này kết hợp lại với nhau để tạo ra nhiều lớp bảo vệ chống lại các mối đe dọa tiềm ẩn tại tất cả các điểm truy cập dữ liệu. Các thành phần an ninh mạng xác định rủi ro, bảo vệ danh tính, cơ sở hạ tầng và dữ liệu, phát hiện các bất thường và sự kiện, phản ứng và phân tích nguyên nhân gốc rễ cũng như phục hồi sau một sự kiện. 

An ninh mạng có những loại nào?

Các tổ chức triển khai những chiến lược an ninh mạng bằng cách sử dụng các chuyên viên an ninh mạng. Những chuyên viên này sẽ đánh giá rủi ro bảo mật của các hệ thống điện toán, mạng, kho lưu trữ dữ liệu, ứng dụng cũng như các thiết bị được kết nối khác hiện có. Sau đó, các chuyên viên an ninh mạng tạo ra một khung an ninh mạng toàn diện và triển khai các biện pháp bảo vệ trong tổ chức. 

 

Để được coi là thành công, một chương trình an ninh mạng sẽ cần bao gồm hoạt động hướng dẫn nhân viên về những phương pháp bảo mật hay nhất và tận dụng các công nghệ phòng vệ mạng tự động cho cơ sở hạ tầng CNTT hiện có. Những yếu tố này kết hợp lại với nhau để tạo ra nhiều lớp bảo vệ chống lại các mối đe dọa tiềm ẩn tại tất cả các điểm truy cập dữ liệu. Các thành phần an ninh mạng xác định rủi ro, bảo vệ danh tính, cơ sở hạ tầng và dữ liệu, phát hiện các bất thường và sự kiện, phản ứng và phân tích nguyên nhân gốc rễ cũng như phục hồi sau một sự kiện. 

 

An ninh mạng có những loại nào?  

Cách tiếp cận an ninh mạng mạnh mẽ giải quyết những mối lo ngại sau trong tổ chức. 

 

An ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng quan trọng

Cơ sở hạ tầng quan trọng đề cập tới các hệ thống kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng đối với xã hội, chẳng hạn như năng lượng, thông tin liên lạc và vận tải. Các tổ chức ở những lĩnh vực này cần có cách tiếp cận an ninh mạng mang tính hệ thống vì việc gián đoạn hoặc mất mát dữ liệu có thể gây mất ổn định xã hội. 

 

Bảo mật mạng

Bảo mật mạng là biện pháp bảo vệ an ninh mạng dành cho các máy tính và thiết bị kết nối mạng. Đội ngũ CNTT sử dụng các công nghệ bảo mật mạng như tường lửa và kiểm soát truy cập mạng để điều chỉnh quyền truy cập của người dùng, đồng thời quản lý quyền đối với những tài sản kỹ thuật số cụ thể.  

 

Bảo mật trên đám mây

Bảo mật trên đám mây mô tả các biện pháp được tổ chức thực hiện để bảo vệ dữ liệu và ứng dụng chạy trên đám mây. Đây là cơ chế bảo mật quan trọng, giúp củng cố lòng tin của khách hàng, đảm bảo các hoạt động có khả năng chịu lỗi và tuân thủ những quy định về quyền riêng tư của dữ liệu trong môi trường có quy mô linh hoạt. Chiến lược bảo mật trên đám mây mạnh mẽ có liên quan đến trách nhiệm chung được chia sẻ giữa nhà cung cấp đám mây và tổ chức. 
 

Bảo mật IoT

Thuật ngữ Internet vạn vật (IoT) đề cập tới các thiết bị điện tử hoạt động từ xa trên Internet. Ví dụ: một thiết bị cảnh báo thông minh gửi các cập nhật định kỳ tới điện thoại thông minh sẽ được coi là thiết bị IoT. Những thiết bị IoT này gây ra thêm một lớp rủi ro bảo mật do kết nối liên tục và các lỗi phần mềm ẩn giấu. Do đó, việc đưa ra các chính sách bảo mật cho cơ sở hạ tầng mạng là điều vô cùng cần thiết để đánh giá và giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn của những thiết bị IoT khác nhau. 

 

Bảo mật dữ liệu

Bảo mật dữ liệu bảo vệ dữ liệu đang được truyền và đang được lưu trữ bằng một hệ thống lưu trữ mạnh mẽ và truyền dữ liệu an toàn. Các nhà phát triển sử dụng những biện pháp bảo vệ, chẳng hạn như mã hóa và sao lưu riêng biệt để có khả năng phục hồi hoạt động trước những trường hợp vi phạm dữ liệu có thể xảy ra. Trong một số trường hợp, các nhà phát triển sử dụng Hệ thống AWS Nitro để bảo mật lưu trữ và hạn chế truy cập của người vận hành. 

 

Bảo mật ứng dụng

Bảo mật ứng dụng là nỗ lực phối hợp nhằm củng cố biện pháp bảo vệ ứng dụng không bị thao tác trái phép trong các giai đoạn thiết kế, phát triển và kiểm thử. Các nhà lập trình phần mềm viết mã bảo mật để ngăn chặn lỗi có thể làm gia tăng rủi ro bảo mật.

 

Bảo mật điểm cuối

Bảo mật điểm cuối giải quyết các rủi ro bảo mật phát sinh khi người dùng truy cập mạng của tổ chức từ xa. Biện pháp bảo mật điểm cuối sẽ quét tệp từ những thiết bị cá nhân và giảm thiểu mối đe dọa khi phát hiện. 

 

Lên kế hoạch kinh doanh liên tục và phục hồi sau thảm họa

Mục này mô tả các kế hoạch cho sự cố bất ngờ, để tổ chức kịp thời phản ứng với các sự cố an ninh mạng mà vẫn tiếp tục hoạt động và có ít hoặc không xảy ra gián đoạn. Trong những kế hoạch đó, các chính sách phục hồi dữ liệu được triển khai để phản ứng tích cực với việc mất mát dữ liệu. 

 

Hướng dẫn người dùng cuối

Mọi người trong tổ chức đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của các chiến lược an ninh mạng. Hướng dẫn là chìa khóa để đảm bảo các nhân viên được đào tạo những phương pháp bảo mật phù hợp hay nhất, chẳng hạn như xóa email đáng ngờ và tránh cắm các thiết bị USB không xác định. 

Chiến lược an ninh mạng gồm những thành phần nào?

Một chiến lược an ninh mạng mạnh mẽ đòi hỏi một cách tiếp cận phối hợp có sự tham gia của con người, quy trình và công nghệ của tổ chức.

 

Con người 

Hầu hết nhân viên không biết về các mối đe dọa mới nhất và các phương pháp bảo mật hay nhất để bảo vệ thiết bị, mạng và máy chủ của họ. Đào tạo và hướng dẫn nhân viên về các nguyên tắc an ninh mạng làm giảm rủi ro sơ sót không phát hiện được có thể dẫn đến các sự cố không mong muốn.

 

Quy trình

Đội ngũ bảo mật CNTT phát triển một khuôn khổ bảo mật mạnh mẽ để giám sát và báo cáo liên tục về các lỗ hổng đã biết trong cơ sở hạ tầng điện toán của tổ chức. Khung là một kế hoạch chiến lược, đảm bảo tổ chức phản ứng và phục hồi kịp thời sau những sự cố bảo mật tiềm ẩn. 

 

Công nghệ

Các tổ chức sử dụng những công nghệ an ninh mạng để bảo vệ các thiết bị, máy chủ, mạng và dữ liệu được kết nối khỏi các mối đe dọa có thể xảy ra. Ví dụ: các doanh nghiệp sử dụng tường lửa, phần mềm chống vi-rút, các chương trình phát hiện phần mềm độc hại và kỹ thuật lọc DNS để tự động phát hiện và ngăn chặn truy cập trái phép vào hệ thống nội bộ. Một số tổ chức sử dụng các công nghệ hoạt động trên mô hình bảo mật zero trust nhằm củng cố an ninh mạng của họ hơn nữa. 

Công nghệ an ninh mạng hiện đại là gì?

Đây là những công nghệ an ninh mạng hiện đại giúp các tổ chức bảo mật dữ liệu của họ. 

 

Zero trust

Zero trust là một nguyên tắc an ninh mạng giả định rằng không có ứng dụng hoặc người dùng nào được tin tưởng theo mặc định, ngay cả khi ứng dụng/người dùng đó được lưu trữ trong tổ chức. Thay vào đó, mô hình zero trust đảm nhận kiểm soát quyền truy cập với đặc quyền thấp nhất, yêu cầu phải thực hiện xác thực nghiêm ngặt từ các cơ quan tương ứng và giám sát liên tục các ứng dụng. AWS sử dụng các nguyên tắc zero trust để xác thực và xác nhận từng yêu cầu API một. 

 

Phân tích hành vi

Phân tích hành vi giám sát quá trình truyền dữ liệu từ các thiết bị và mạng để phát hiện các hoạt động đáng ngờ và kiểu mẫu bất thường. Ví dụ: đội ngũ bảo mật CNTT được cảnh báo về tình trạng tăng đột biến về hoạt động truyền dữ liệu hoặc lượt tải các tệp đáng ngờ xuống các thiết bị cụ thể.

 

Hệ thống phát hiện xâm nhập

Các tổ chức sử dụng hệ thống phát hiện xâm nhập để xác định và nhanh chóng phản ứng với một cuộc tấn công mạng. Các giải pháp bảo mật hiện đại sử dụng máy học và phân tích dữ liệu để phát hiện ra các mối đe dọa tiềm tàng trong cơ sở hạ tầng điện toán của tổ chức. Cơ chế phòng vệ chống xâm nhập cũng thu thập dấu vết dữ liệu trong trường hợp sự cố xảy ra, giúp đội ngũ bảo mật phát hiện ra nguồn gốc của sự cố.  

Mã hóa đám mây

Mã hóa đám mây làm nhiễu dữ liệu trước khi lưu trữ trên các cơ sở dữ liệu đám mây. Điều này ngăn cản các bên không được cho phép lạm dụng dữ liệu có thể cấu thành các trường hợp vi phạm. Các tổ chức sử dụng Dịch vụ quản lý khóa của AWS để kiểm soát quá trình mã hóa dữ liệu trong các khối lượng công việc AWS.

AWS hỗ trợ an ninh mạng như thế nào?

Là một khách hàng của AWS, bạn sẽ hưởng lợi từ trung tâm dữ liệu và mạng của AWS được thiết kế để bảo vệ thông tin, danh tính, ứng dụng và thiết bị của bạn. Với AWS, bạn có thể cải thiện khả năng đáp ứng các yêu cầu bảo mật và tuân thủ cốt lõi, chẳng hạn như tính cục bộ của dữ liệu, khả năng bảo vệ và tính bảo mật với các dịch vụ và tính năng toàn diện của chúng tôi. AWS cũng cho phép bạn tự động hóa các tác vụ bảo mật thủ công để bạn có thể chuyển hướng tập trung sang điều chỉnh quy mô và đổi mới doanh nghiệp của bạn. 

AWS cung cấp các dịch vụ an ninh mạng giúp bạn:

  • Bảo vệ dữ liệu, tài khoản và khối lượng công việc của bạn khỏi bị truy cập trái phép.
  • Quản lý danh tính, tài nguyên và quyền trên quy mô lớn.
  • Thực thi chính sách bảo mật ở mức độ chi tiết tại các điểm kiểm soát mạng xuyên suốt tổ chức của bạn.
  • Liên tục theo dõi hoạt động mạng và hành vi tài khoản trong môi trường đám mây của bạn.
  • Có được cái nhìn toàn diện về tình trạng tuân thủ của bạn bằng cách sử dụng kiểm tra tuân thủ tự động.

Bắt đầu với an ninh mạng trên AWS bằng cách tạo tài khoản AWS ngay hôm nay.

Các bước tiếp theo để sử dụng An ninh mạng với AWS

Tìm hiểu thêm về các dịch vụ cơ sở dữ liệu
Tham khảo các tài nguyên bổ sung liên quan đến sản phẩm
Tìm hiểu thêm về Dịch vụ kết nối mạng máy tính trên AWS 
Đăng ký tài khoản miễn phí
Đăng ký tài khoản miễn phí

Nhận ngay quyền sử dụng Bậc miễn phí của AWS.

Đăng ký 
Bắt đầu xây dựng trong bảng điều khiển
Bắt đầu xây dựng trong bảng điều khiển

Bắt đầu xây dựng trong AWS Management Console.

Đăng nhập