Phân tích doanh nghiệp là gì?

Về bản chất, phân tích doanh nghiệp là việc trả lời các câu hỏi về doanh nghiệp bằng cách sử dụng thông tin hoặc dữ liệu thu thập được về doanh nghiệp. Dữ liệu cần thiết có thể là từ nội bộ hoặc bên ngoài doanh nghiệp và những dữ liệu này thường nằm trong cơ sở dữ liệu, ứng dụng và tệp phẳng; tại chỗ hoặc trên đám mây. Để tìm câu trả lời cho các câu hỏi của bạn, bạn cần bắt đầu với việc truy vấn dữ liệu và sau đó phân tích kết quả của các truy vấn bằng kỹ thuật trực quan hóa dữ liệu.

Một số ví dụ về phân tích doanh nghiệp?

Dưới đây là một số ví dụ để minh họa thêm điểm này.

Tài chính

Một giám đốc hoặc quản lý tài chính, người phụ trách về tài chính cho một bộ phận hoặc ngành kinh doanh, sẽ muốn biết về doanh thu, chi phí, biên lợi nhuận, v.v. của ngành kinh doanh do mình phụ trách. Mặt khác, giám đốc tài chính (CFO) sẽ muốn biết những chỉ số tương tự ở cấp độ tổng hợp của tất cả các ngành kinh doanh và có khả năng đào sâu chi tiết hơn vào bất kỳ ngành kinh doanh nào. CFO này cũng có thể muốn biết về chi phí lãi suất, tác động của tỷ giá hối đoái, thuế, v.v., những chỉ số này có thể nằm ngoài phạm vi phụ trách của quản lý tài chính

Bộ phận Tiếp thị

Một quản lý tiếp thị có trách nhiệm tạo nhu cầu sẽ muốn biết về số lượng khách hàng tiềm năng, cơ hội và các hợp đồng đã chốt. Họ cũng có thể muốn xem xét các kênh tạo nhu cầu trực tuyến và trực tiếp khác nhau đang hoạt động như thế nào. Mặt khác, một quản lý tiếp thị chịu trách nhiệm phát triển thương hiệu sẽ muốn biết thương hiệu của công ty đang được khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, người có tầm ảnh hưởng v.v. tiếp nhận như thế nào. Một giám đốc tiếp thị (CMO) sẽ quan tâm tới cả chỉ số liên quan tới thương hiệu lẫn nhu cầu và sẽ muốn biết Tỷ suất lợi nhuận trên hoạt động tiếp thị (ROMI) tổng hợp là bao nhiêu

Bộ phận Bán hàng

Quản lý bán hàng phụ trách một khu vực kinh doanh và có chỉ tiêu cần đạt được sẽ tập trung vào quy trình bán hàng của mình, trong đó bao gồm các cơ hội đã đến, các cơ hội đã giành được và các cơ hội đã mất. Họ cũng sẽ muốn biết thời gian cần thiết để chốt một cơ hội nhằm đánh giá xem cần bao nhiêu cơ hội để đạt được các mục tiêu theo chỉ tiêu. Mặt khác, một phó chủ tịch phụ trách bán hàng sẽ muốn biết thông tin tương tự ở cấp độ tổng hợp và có khả năng đào sâu chi tiết hơn về một đại diện bán hàng hoặc khu vực bán hàng.

Vận hành

Một quản lý vận hành, tập trung vào một dòng sản phẩm, muốn đảm bảo rằng các sản phẩm được cho ra mắt kịp thời, đồng thời hạn chế lỗi xuống tối thiểu và duy trì mức hàng trong kho phù hợp để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Do đó, người này sẽ muốn biết trong một dây chuyền sản xuất có bao nhiêu đơn vị đang được xử lý, thời gian cần thiết để một đơn vị đi hết quy trình, tốc độ cung cấp sản phẩm đầu ra của một quy trình, số lượng đơn vị không đạt bài kiểm tra chất lượng, v.v.

Nhân sự

Một quản lý nhân sự tập trung vào công tác hướng dẫn nhân viên mới, giữ chân và cho nhân viên nghỉ việc sẽ muốn biết về số lượng vị trí còn trống, số lượng ứng viên trong quy trình phỏng vấn, số lượng nhân viên rời khỏi công ty một cách tự nguyện hoặc không tự nguyện, v.v.

Nhân sự cấp cao

Một giám đốc điều hành (CEO) của công ty sẽ xem xét tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Và vì thế, người này quan tâm tới tất cả các ví dụ được đề cập ở trên. Họ muốn có khả năng xem xét các số liệu tổng hợp cho mọi khía cạnh của doanh nghiệp và đào sâu chi tiết vào một lĩnh vực cụ thể để tìm hiểu thêm. Ngoài ra, CEO này cũng muốn so sánh công ty này với những công ty tương tự khác trên thị trường.

Các yếu tố quan trọng để thành công với việc phân tích doanh nghiệp là gì?

Để nhận được lợi ích từ việc phân tích doanh nghiệp, bạn cần ba thứ sau:

  1. Tập trung: Đặt câu hỏi có liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Rất dễ để sa đà vào việc đặt ra những câu hỏi không liên quan, điều này có thể dẫn bạn đi sai đường hoặc khiến bạn phải bỏ ra rất nhiều công sức để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi vốn dĩ không hữu ích cho mình.
  2. Dữ liệu: Truy cập vào dữ liệu chính xác để giúp bạn tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi. Thường thì nói dễ hơn làm. Để có được dữ liệu bạn muốn, tổ chức của bạn cần thấm nhuần văn hóa hướng dữ liệu (từ trên xuống và từ dưới lên), cũng như sẵn có nhiều quy trình đề thu thập dữ liệu một cách trung thực và chính xác.
  3. Hệ thống và công cụ: Có phương tiện để xử lý và phân tích dữ liệu. Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế thông tin, tại đó các doanh nghiệp đang thu thập hàng terabyte và petabyte dữ liệu, những dữ liệu này được đặt tại các cơ sở dữ liệu khác nhau, gắn với các hệ thống phần cứng và phần mềm khác nhau. Bạn sẽ cần các hệ thống hoặc công cụ để giúp trích xuất, xử lý, phân tích và sau đó là trực quan hóa dữ liệu.

Lợi ích của phân tích doanh nghiệp là gì?

Các công ty thành công trong việc phân tích doanh nghiệp có khả năng tự nhận thức tốt hơn, cũng như nhận thức được môi trường hoạt động của họ. Nhờ đó, họ hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của mình, tập trung vào những năng lực cốt lõi, dự đoán hướng đi của thị trường và đi trước đối thủ cạnh tranh

Văn hóa dựa trên dữ liệu

Thay vì bị mắc kẹt trong dữ liệu, dữ liệu trở thành một tài sản và một người bạn. Tất cả nhân viên của bạn dựa vào dữ liệu để đưa ra quyết định và do đó, họ trở nên siêng năng thu thập dữ liệu sao cho kịp thời và chính xác.

Phản hồi nhanh về hiệu suất của doanh nghiệp

Khi đã thiết lập xong bảng thông tin doanh nghiệp có khả năng tự làm mới khi dữ liệu cơ bản thay đổi, bạn sẽ nhận được cảnh báo về những điều đang diễn ra thuận lợi và bất lợi, nhờ đó, bạn có thể tiến hành khắc phục trong thời gian thực nếu cần thiết.

Đạt được sự cân bằng phù hợp giữa bức tranh toàn cảnh và các chi tiết

Bức tranh toàn cảnh cho biết hướng đi và hiệu quả vận hành của doanh nghiệp, nhưng không cho bạn biết lý do vì sao lại có được kết luận đấy. Để trả lời cho câu hỏi vì sao, bạn phải đào sâu vào chi tiết. Phân tích doanh nghiệp mang đến cho bạn sự cân bằng hoàn hảo đó. Bạn có thể sở hữu một bảng thông tin hiệu suất doanh nghiệp, cung cấp cho bạn cái nhìn toàn cảnh về doanh nghiệp. Đồng thời, bạn có thể đào sâu chi tiết vào bất kỳ biểu đồ nào trên bảng thông tin của mình để tìm hiểu xem tại sao bạn làm tốt hoặc không tốt

AWS có thể hỗ trợ các nỗ lực phân tích doanh nghiệp của bạn như thế nào?

Nếu bạn đang nghĩ về việc giúp tổ chức của mình thấm nhuần văn hóa hướng dữ liệu và mang tới sức mạnh của phân tích doanh nghiệp cho toàn bộ nhân viên, bạn cần phải chọn một giải pháp dễ học và dễ dùng, điều chỉnh quy mô và thích ứng với nhu cầu của nhân viên, cũng như không quá tốn kém. Tìm hiểu về Amazon QuickSight và xem dịch vụ này có đáp ứng nhu cầu của bạn hay không.

Bắt đầu sử dụng phân tích doanh nghiệp trên AWS bằng cách tạo tài khoản ngay hôm nay.
 

Các bước tiếp theo trên AWS

Tham khảo các tài nguyên bổ sung liên quan đến sản phẩm
Xem các ưu đãi miễn phí dành cho dịch vụ Phân tích trên đám mây 
Đăng ký tài khoản miễn phí

Nhận ngay quyền sử dụng Bậc miễn phí của AWS.

Đăng ký 
Bắt đầu xây dựng trong bảng điều khiển

Bắt đầu xây dựng trong AWS Management Console.

Đăng nhập