Khung trong lập trình và kỹ thuật là gì?

Trong kỹ thuật phần mềm và lập trình, khung là tập hợp các thành phần phần mềm có thể tái sử dụng, giúp phát triển ứng dụng mới hiệu quả hơn. Việc tái sử dụng nghiên cứu và phát triển hiện có là nguyên tắc thiết yếu trong mọi lĩnh vực kỹ thuật. Ví dụ: kỹ sư điện sử dụng linh kiện điện tử hiện có để tạo ra thiết bị mới. Các nhà sản xuất linh kiện tuân thủ theo tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật xác định trước để đảm bảo khả năng sử dụng của linh kiện. Tương tự như vậy, khung phần mềm chứa các mô-đun mã có thể tái sử dụng dựa trên các tiêu chuẩn và giao thức phần mềm cụ thể. Ngoài ra, khung còn có thể xác định và thực thi một số quy tắc kiến trúc phần mềm hoặc quy trình kinh doanh để phát triển ứng dụng mới theo cách tiêu chuẩn hóa.

Lợi ích của việc sử dụng khung phần mềm là gì?

Các khung phần mềm thay đổi cách làm việc truyền thống của các nhà phát triển khi xây dựng phần mềm. Khi các đội ngũ và tổ chức phần mềm sử dụng các khung lập trình, họ sẽ được hưởng lợi theo nhiều cách. 

Cải thiện chất lượng mã

Các khung phần mềm chứa các thành phần phần mềm được thiết kế theo tiêu chuẩn lập trình khắt khe. Các nhà phát triển có thể sử dụng khung phần mềm với niềm tin vững chắc rằng lượng lỗi ảnh hưởng đến mã cơ bản sẽ ít hơn. Hơn nữa, các khung phần mềm được cấu trúc theo những cách để cải thiện khả năng đọc mã. Khung phần mềm cũng tóm tắt quy trình làm việc chung cho các đội ngũ phần mềm để họ cộng tác một cách dễ dàng hơn. 

Giảm thời gian phát triển

Các khung phần mềm cải thiện hiệu quả lập trình và các tổ chức có thể sử dụng chúng để phát hành nhanh hơn các ứng dụng hoạt động tốt. Với một khung phần mềm tốt, các nhà phát triển có thể tập trung vào việc viết mã cấp cao phụ trách xử lý logic kinh doanh thay vì viết các mô-đun mã hóa cơ bản. Ví dụ: các nhà phát triển có thể sử dụng khung nguồn mở để cung cấp quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu và phát triển phần mềm thương mại điện tử trên đó.

Hơn nữa, các khung này còn giúp các nhà phát triển tránh được việc viết mã dư thừa và trùng lặp khiến ứng dụng có thể chậm chạp hoặc cồng kềnh. 

Bảo mật phần mềm tốt hơn

Với cơ sở mã rộng hơn, các nhà phát triển sẽ gặp khó khăn trong việc phát hiện và ứng phó với các vấn đề bảo mật về mã. Ngược lại, một khung phần mềm tốt sẽ có sẵn các điểm kiểm tra bảo mật, qua đó giúp các nhà phát triển dễ dàng tăng cường bảo mật cho mã và dữ liệu. 

Xem xét mã hiệu quả

Trước khi phát hành một ứng dụng, các nhà phát triển phải kiểm thử mã trại một vài giai đoạn trong quá trình phát triển. Mỗi chức năng phần mềm, API, cấu trúc dữ liệu và mô-đun phải đạt yêu cầu xem xét mã cụ thể. Bằng cách sử dụng chung một khung, các đội ngũ phần mềm có thể xác thực các ứng dụng của họ với các trường hợp kiểm thử và độ bao phủ mã toàn diện. Ngoài ra, các nhà phát triển cũng sẽ dễ gỡ lỗi và khắc phục các vấn đề mã hơn trên một khung phần mềm có cấu trúc tối ưu. 

Tính linh hoạt trong phát triển

Các nhà phát triển có thể sử dụng nhiều khung phần mềm để linh hoạt hơn khi thực hiện các thay đổi lớn về phần mềm. Họ có thể giữ lại mã liên quan đến dự án trong khi vẫn có thể hoán đổi các khung phần mềm khác nhau sao cho phù hợp với mục tiêu của họ. Điều này làm giúp các nhà phát triển giảm việc phải viết lại mã. Ví dụ: bạn có thể nâng cấp một ứng dụng nhận dạng hình ảnh bằng cách thay thế khung máy học (ML) hiện có của ứng dụng bằng một khung mạnh mẽ hơn. 

Khung hoạt động như thế nào?

Một khung cung cấp một loạt các thành phần phần mềm linh hoạt giúp các nhà phát triển tăng tốc phát triển phần mềm để đạt đến triển khai sản xuất. Khung này chứa các tài nguyên được xây dựng cho một ngôn ngữ lập trình, như API, thư viện mã, trình gỡ lỗi và trình biên dịch. Ví dụ: Ruby on Rails là một khung ứng dụng web được phát triển bằng ngôn ngữ Ruby.

Tiếp theo chúng tôi sẽ giải thích các thành phần khung phổ biến:

  • API là các giao thức cho phép các phần mềm khác nhau giao tiếp với nhau theo định dạng hai bên cùng hiểu
  • Thư viện mã là một tập hợp các chức năng phần mềm có thể tái sử dụng mà các nhà phát triển có thể tích hợp vào mã của họ
  • Trình biên dịch là công cụ phần mềm mà các nhà phát triển sử dụng để chuyển đổi mã nguồn thành các tệp ứng dụng có thể triển khai
  • Trình gỡ lỗi là công cụ giúp lập trình viên tìm kiếm và sửa lỗi trong mã

Đảo ngược quyền kiểm soát

Các nhà phát triển sử dụng các bộ phận của một khung phần mềm làm khối xây dựng cho các ứng dụng của họ. Trong khi khung này cung cấp các tài nguyên cần thiết để tăng tốc độ phát triển, nó cũng đồng thời thay đổi luồng thủ tục của ứng dụng.

Đảo ngược quyền kiểm soát (IoC) là một nguyên tắc thiết kế đảo ngược luồng kiểm soát so với luồng kiểm soát truyền thống. Thay vì mã ứng dụng kiểm soát luồng và thực hiện lệnh gọi đến các thư viện có thể tái sử dụng, ứng dụng chính sẽ chuyển quyền kiểm soát cho khung này. Sau đó, khung sẽ cung cấp hỗ trợ và chỉ dẫn bổ sung cho mã ứng dụng thông qua các cơ chế phần mềm khác nhau. Việc này giúp các chức năng và lớp phần mềm được liên kết ít phụ thuộc, qua đó cải thiện khả năng bảo trì, tính linh hoạt và khả năng điều chỉnh quy mô của phần mềm. 

Khung so với thư viện

Cả khung và thư viện đều là mã có thể tái sử dụng được viết bởi người khác để giúp các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thư viện là một tập hợp các tiện ích hoặc chức năng mà mã ứng dụng gọi đến khi được yêu cầu. Thư viện phục vụ riêng từng tác vụ, chẳng hạn như cho phép triển khai ML với các mã đã được viết sẵn. Thư viện hoạt động như một trình trợ giúp và là công cụ cho ứng dụng của bạn.

Ngược lại, khung là một kế hoạch chi tiết về cấu trúc, có vai trò quyết định việc phát triển ứng dụng. Khung cung cấp một bộ sườn, trong đó các nhà phát triển sẽ điền vào các chi tiết cụ thể, ví dụ như tùy chỉnh một phần hành vi của khung bằng cách tuân thủ kiến trúc của nó. Các nhà phát triển phải định hình ứng dụng của họ và kiến trúc của ứng dụng dựa trên các quy tắc và cấu trúc của khung. Luồng kiểm soát cũng được chuyển sang cho khung để khung có thể gọi nội bộ các thư viện nếu được yêu cầu.

Các loại khung phổ biến gồm những loại khung nào?

Các nhà phát triển sử dụng một số loại khung để xây dựng các ứng dụng khác nhau. 

Khung ứng dụng web

Các khung ứng dụng web bao gồm các công cụ lập trình và tài nguyên để xây dựng các ứng dụng web, trang web, ứng dụng một trang và các dịch vụ backend tương ứng của chúng. Các khung ứng dụng web này giúp các nhà phát triển tích hợp các thành phần web và ngôn ngữ lập trình khác nhau để xây dựng các ứng dụng web hoạt động tốt.

Đây là hai danh mục phụ của khung web mà các nhà phát triển sử dụng.

Khung frontend

Khung frontend cung cấp các thành phần phần mềm để tạo kiểu và mô tả hành vi của giao diện web tương tác với người dùng. Ví dụ: các nhà phát triển web sử dụng các khung JavaScript như Angular, Vue.js và React để tạo giao diện người dùng bằng mã JavaScript. 

Khung backend

Các khung backend cung cấp cho các nhà phát triển các thành phần backend, như truy cập dữ liệu và dịch vụ web, để phát triển các ứng dụng phía máy chủ. Ruby on Rails và Django là những khung backend phổ biến trong cộng đồng phát triển web. 

Khung phát triển di động

Các khung phát triển di động giúp giảm sự phức tạp của việc xây dựng các ứng dụng di động gốc và đa nền tảng. Khác với phát triển web, việc xây dựng một ứng dụng cho thiết bị di động đòi hỏi phải xem xét cẩn thận các hệ điều hành và thông số kỹ thuật phần cứng của thiết bị.

Các khung phát triển di động giúp giảm thời gian phát triển bằng cách cung cấp các thư viện, trình biên dịch và các thành phần di động cần thiết cho các nền tảng di động khác nhau. Các đội ngũ phần mềm cũng có thể sử dụng các khung đó để xây dựng các ứng dụng đa nền tảng. Ví dụ: các nhà phát triển sử dụng Flutter để tạo các ứng dụng di động từ một cơ sở mã duy nhất hoạt động trên cả Android, iOS, Windows và macOS. 

Khung khoa học dữ liệu

Trí tuệ nhân tạo và máy học là những chủ đề khoa học dữ liệu phức tạp đòi hỏi kiến thức kỹ thuật đồ sộ. Các khung khoa học dữ liệu giúp các nhà phát triển xây dựng và triển khai các ứng dụng hỗ trợ ML để xử lý dữ liệu trên quy mô lớn. Thay vì viết các mã máy học phức tạp, khung khoa học dữ liệu sử dụng các thư viện đã được viết sẵn trong các ứng dụng ML của chúng. Ví dụ: các nhà khoa học dữ liệu sử dụng các khung phổ biến như TensorFlow và PyTorch để phát triển các hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP). 

Các tính năng của một khung chất lượng cao là gì?

Bạn có thể lựa chọn từ các khung có sẵn khác nhau để thực hiện tự động hóa và hợp lý hóa toàn bộ quá trình phát triển phần mềm. Sau đây là một số tiêu chí giúp xác định một khung phần mềm tốt có khả năng cung cấp nền tảng cấu trúc vững chắc cho các nhà phát triển. 

Tính nhất quán

Khung phần mềm bạn chọn phải thể hiện hành vi nhất quán và có thể dự báo được khi bạn áp dụng khung này cho các ngôn ngữ lập trình và chức năng phần mềm khác nhau mà nó hỗ trợ. Ví dụ: khi bạn xây dựng một ứng dụng di động với một khung đa nền tảng, bạn đòi hỏi ứng dụng đó có thể chạy tương ứng trên điện thoại iOS và Android. 

Chất lượng

Một khung phần mềm tốt luôn được kiểm thử để phát hiện lỗ hổng, được sửa đổi và nâng cấp liên tục để cung cấp cho các nhà phát triển nhiều thư viện mã, API và các thành phần phần mềm an toàn. Khung phần mềm này cũng cần có khả năng mở rộng tốt với phương án dự phòng để nâng cấp trong tương lai. Bằng cách này, các nhà phát triển có thể cập nhật các thay đổi phần mềm đang ngày càng phát triển mà không cần thay thế toàn bộ khung phần mềm. 

Hỗ trợ

Khung phần mềm của bạn phải có đủ tài liệu và ví dụ mô tả rõ ràng việc triển khai khung phần mềm. Nếu không, các nhà phát triển có thể cần được đào tạo thêm về triển khai để phát triển phần mềm với khung đó. Các nhà phát triển có thể tham gia vào một cộng đồng sôi nổi để thảo luận về nhu cầu, tìm kiếm sự hỗ trợ và truy cập các tài nguyên giúp họ sử dụng khung phần mềm một cách tối ưu. 

Sử dụng khung có những thách thức nào?

Các nhà phát triển có thể sử dụng khung phần mềm để tập trung vào việc viết mã dành riêng cho các dự án của họ và tránh tiêu tốn tài nguyên không cần thiết vào công nghệ cơ bản.

Mặc dù có những ưu điểm, việc sử dụng khung đòi hỏi cân nhắc kỹ lưỡng trong các tình huống nhất định. Ví dụ: nếu bạn đang xây dựng một ứng dụng đơn giản, bạn có thể không cần khung phần mềm. Việc thiết lập khung và học cách xây dựng một ứng dụng xung quanh khung đó sẽ tốn thời gian. Hơn nữa, việc biên dịch khung làm tăng đáng kể dấu chân mã của một ứng dụng đơn giản. 

Sử dụng một khung lập trình cũng đòi hỏi sự hiểu biết thấu đáo về cách hoạt động của mỗi thành phần phần mềm. Ngay cả với tài liệu rộng lớn, các nhà phát triển có thể vẫn cần thêm thời gian để tự làm quen với khung. Khi bạn sử dụng một khung để xây dựng ứng dụng, bạn cũng phụ thuộc nhiều hơn vào hiệu năng và tính bảo mật mà khung cung cấp. Nếu khung có các lỗi hoặc lỗ hổng tiềm ẩn, tất cả các ứng dụng được xây dựng dựa trên khung đó đều bị ảnh hưởng. 

AWS có thể hỗ trợ các yêu cầu về khung của bạn như thế nào?

Amazon Web Services (AWS) cung cấp nhiều khung mạnh mẽ để hỗ trợ nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số của bạn.

Dù bạn muốn lập chiến lược tiếp nhận đám mây hay điều chỉnh quy mô các ứng dụng web hiện đại, bạn cũng có thể tiết kiệm chi phí, thời gian và tài nguyên với các khung dựa trên AWS sau đây:

  • Khung tiếp nhận đám mây AWS (AWS CAF) tăng tốc độ sẵn sàng đưa lên đám mây của bạn thông qua các phương pháp tốt nhất trên các khả năng doanh nghiệp khác nhau
  • Bộ phát triển đám mây AWS (AWS CDK) là một khung mà các nhà phát triển có thể sử dụng để triển khai tài nguyên đám mây bằng ngôn ngữ lập trình ưa thích của họ
  • Với TensorFlow trên AWS, các kỹ sư máy học có thể nhanh chóng đào tạo và triển khai các mô hình học sâu trên đám mây

Bắt đầu sử dụng các khung trên AWS bằng cách tạo tài khoản ngay hôm nay.

Các bước tiếp theo trên AWS

Tham khảo các tài nguyên bổ sung liên quan đến sản phẩm
Tham khảo Dịch vụ công cụ dành cho nhà phát triển 
Đăng ký tài khoản miễn phí

Nhận ngay quyền sử dụng Bậc miễn phí của AWS.

Đăng ký 
Bắt đầu xây dựng trong bảng điều khiển

Bắt đầu xây dựng trong AWS Management Console.

Đăng nhập